Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHIỆM VỤ TUẦN 5 - MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - NHÓM 7,…
NHIỆM VỤ TUẦN 5 - MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - NHÓM 7
Phương pháp dạy học trò chơi
Khái niệm
: Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh
Phân loại trò chơi theo nội dung
Trò chơi phản xạ:
(qui ước về động tác lời nói ).
Phản xạ thuận (làm theo khẩu lệnh). Vd: thụt – thò (nói thụt thì thụt tay vào, thò thì thò tay ra) hoặc nhảy ra – nhảy vô.
Phản xạ nghịch (làm ngược lai với khẩu lệnh ). Vd: trò chơi ra, vô (quản trò hô ra thì nhảy vô, hô vô thì nhảy ra).
Phản xạ chéo (nói và làm thế nay thì nói và làm thế khác). Vd; quản trò vừa hô “cái mũi của tôi” vừa bấm lỗ tai, thì người chơi phải hô “lỗ tai của tôi” vừa nắm lỗ mũi của mình.
Trò chơi trí tuệ
:
Là một loại nghiêng về trí tuệ, phải sáng tạo và quan sát nhanh, phải suy luận, phán đoán, thì mới chơi tốt được. Trò chơi này luôn có qui định về mặt thời gian (hỏi-đáp). Vd: Tìm nhạc trưởng, Nhìn hành động đoán nghề …
Trò chơi vận động:
Vận động nhẹ : ngồi tại chỗ, có thể kết hợp hát với sinh hoạt vòng tròn, đòi hỏi sự khéo léo và nhạy bén. Vd: chuyền dép hoặc nón (bắt bài hát tập thể rồi bắt đầu chuyền, dứt bài hát mà dép hoặc nón tới ai thì người đó bị). Làm thợ săn – cọp và súng.
Vận động mạnh: dùng nhiều sức lực nhanh nhẹn, tháo vát, chơi được cả tập thể. Vd: Xỏ kim, bắn thuyền, Chim vào lồng, đua thuyền, đi guốc dài …
Trò chơi cảm giác:
Đây là loại trò chơi phải sử dụng thị, thính, vị, xúc, khứu giác, nó còn đòi hỏi phải kết hợp đến sự khéo léo, phán đoán , quan sát.
Trò chơi kết hợp :
phối hợp giữa vận động và trí tuệ, hay giữa phản xạ và vận động.
Tác dụng
Làm thay đổi hình thức học tập
Làm cho không khí học tập trong lớp học được thoải mái và dễ chịu hơn
Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn
Học sinh tiếp thu tự giác và tích cực hơn
Làm cho quá trình học tâp trở thành 1 hình thức vui chơi, hấp dẫn
Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức
Các yêu cầu của trò chơi học tập
Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia
Phải thu hút được đa số (hay tất cả học sinh tham gia)
Các trò chơi phải đơn giản dễ thực hiện
Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết học khác
Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí
Cách xây dựng trò chơi học tập
: Giáo viên có thể lựa chọn bất kì một hoạt động nào để tổ chức thành trò chơi bằng các vận dụng các nhân tố cơ bản của trò chơi
Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm
Có quy định về sự "Thưởng phạt"
Có cách chơi rõ ràng (Bao gồm cả thời gian)
Có cách tính điểm
Cách tiến hành
B1: Lựa chọn và xây dựng trò chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung bài học
B2: Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi
B3: Tổ chức và tiến hành chơi
Cho học sinh chơi thử (Nếu cấn)
Chơi thật
B4: Nhận xét và đánh giá kết quả trò chơi
Nhận xét và đánh giá kết quả trò chơi (Có thể thưởng hoặc phạt người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm
Kết thúc: Giáo viên hỏi học sinh đã học được gì qua trò chơi hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học qua trò chơi này
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS, tăng cường khả năng giao tiếp của HS
Tạo tinh thần đoàn kết, thi đua giữa HS
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. Nếu GV không chuẩn bị tốt thì khó khăn trong việc nhận xét kết quả
Mất thời gian nếu GV không kiểm soát trò chơi, dẫn đến cháy giáo án
Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. Dễ gây ồn ào, mất trật tự
Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
Các mức độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học
Mức độ 2
– sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Ví dụ: Giáo viên dạy ngoại ngữ chia lớp thành 2 dãy tham gia trò chơi “đố vui để học” bằng cách yêu cầu SV một dãy lần lượt nêu danh từ số ít để SV dãy còn lại biến đổi thành danh từ số nhiều.
Mức độ 1
– sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho sinh viên trước khi học tập.
Mức độ 3
– sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức chơi để người học trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó người học tự khám phá nội dung học tập.
Phương pháp dạy học thí nghiệm
Khái niệm
Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm hoặc thực nghiệm ngoài vườn trường
Tác dụng
Là phương tiện để học sinh kiểm tra các ý tưởng cua mình và tạo hứng thú học tập, hứng thú với môn học
Kích thích, hình thành thái độ ham hiểu biết của học sinh
Là phương tiện để các em thu thập thông tin
Làm quen và hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
Là phương tiện giúp học sinh nắm bắt vần đề, phát hiện ra kiến thức bài học
Cách tiến hành
Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm
GV cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm. Đồng thời phải có được kế hoạch cụ thể: làm gì trước? làm gì sau? thực hiện thao tác gì, trên vật nào? quan sát dấu hiệu gì? ở đâu? bằng giác quan nào hoặc bằng phương tiện gì? Mặt khác, việc vạch kế hoạch một cách đúng đắn có thể khắc phục được một số khó khăn khi học những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh mà thời gian ở lớp có hạn.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp ráp thí nghiệm, đề ra những mẫu thuận thức dễ gây hứng thú, tò mò của học sinh đối với thí nghiệm
Giáo viên làm thí nghiệm hoặc học sinh làm thí nghiệm, sau đó theo dõi thí nghiệm, kiểm tra kết quả
Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm
Việc xác định đúng mục đích thí nghiệm là rất quan trọng, giúp cho việc biểu diễn thí nghiệm đúng mục tiêu đề ra, thí nghiệm đạt được hiệu quả cao.
Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế
Ở bước này, giáo viên và học sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học. Giáo viên nếu một số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
Đặc điểm thí nghiệm ở Tiểu học
Khác với các lớp trên, thí nghiệm Tiểu học chỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng
Các thí nghiệm trong chương trình lớp 4, 5 có thể phân thành các loại sau:
Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia)
Loại nghiên cứu tính chất của vật
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Học sinh được trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
Tạo lập thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết các công việc thực tế
Giúp cho giờ học sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh
Nhược điểm
Trang thiết bị có thể không thích hợp, không có sẵn hoặc không dùng được
Các nhiệm vụ thực hành có thể đòi hỏi quá thời gian dự kiến
Tốn thời gian tổ chức
Một số thí nghiệm có thể gây nguy hiểm
Lưu ý
Đối với giáo viên
Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thí nghiệm
Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ các bộ phận cà các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho học sinh quan sát.
Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: muốn vậy, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thử đi thử lại nhiều lần
Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp hợp lí các PPDH khác
Trước khi làm thí nghiệm không cho học sinh biết trước kiến thức khoa học
Đối với thí nghiệm
Thí nghiệm phải đảm bảo tính rõ ràng, vừa sức, hiệu quả. Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan