Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON - Coggle…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẦM NON
Phương pháp dạy học quan sát
Khái niệm
Là cách thức tổ chức của giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan để tri giác sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà không can thiệp trong quá trình diễn biến, sự phát triển của đối tượng.
Ưu điểm - Nhược điểm
Ưu điểm
Phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ: Nhận thức cảm tính là chủ yếu, tư duy cụ thể, trí nhớ trực quan hình tượng, chú ý không chủ định
Rèn luyện, phát triển các giác quan
Cung cấp vốn từ. Giáo dục trẻ gắn bó với môi trường xung quanh
Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm
Kích thích tính ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh
Phát triển khả năng nhạy cảm, dễ dàng phát hiện sự thay đổi và sự khác nhau, giống nhau của sự vật, hiện tượng xung quanh
Nhược điểm
Phạm vi nhận biết sự vật, hiện tượng bị bó hẹp: Chỉ nhận biết được sự vật, hiện tượng trong môi trường gần
Biểu tượng thu nhận được chưa sâu sắc
Quy trình dạy học
Tiến trình dạy học
Bước 3: Hướng dẫn trẻ quan sát
Bước 4: Thảo luận, trình bày
Bước 2: Trẻ tự quan sát
Bước 5: Nhận xét, đánh giá, kết luận
Bước 1: Ổn định tổ chức
Chuẩn bị
Xác định mục tiêu
Chuẩn bị dụng cụ quan sát: tranh, ảnh, mô hình,...
Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp
Dự kiến: thời gian, địa điểm, phương tiện cho trẻ quan sát
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học quan sát
Lựa chọn phương tiện quan sát
Phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ
Phản ánh đúng bản chất của đối tượng, phải mang tính thẩm mỹ, kích thước đủ lớn, đảm bảo sự quan sát cho tất cả học sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ
Phù hợp với nội dung bài dạy
Phải được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm, và phù hợp với điều kiện địa phương
Yêu cầu khi sử dụng phương tiện trực quan
Trẻ được sử dụng tối đa các giác quan để tri giác
Đảm bảo sự tri giác của mỗi trẻ
Trẻ được trải nghiệm
Phối hợp các giác quan với hệ cơ quan của trẻ
Ví dụ
Trong tiết giảng dạy trẻ tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên thì cô sẽ chuẩn bị các tranh ảnh về các hiện tượng như mưa, gió, nắng,... để trẻ dễ hình dung ra và biết được đặc điểm của các hiện tượng đó
Phương pháp dạy học đàm thoại
Khái niệm
Là quá trình cô giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi đã lựa chọn về các sự vật, hiện tượng xung quanh nhằm đạt được các mục đích nhất định nhằm kích thích họat động nhật thức của trẻ theo hướng cần thiết
Ưu điểm - nhược điểm, bản chất
Ưu điểm
Giúp trẻ hiểu kĩ, hiểu sâu về các sự vật, hiện tượng xung quanh
Phát triển tư duy và ngôn ngữ, giúp trẻ hình dung được những sự vật, hiện tượng mà trẻ không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp.
Gây hứng thú và sự chú ý của trẻ đến các sự vật, hiện tượng xung quanh
Khai thác được vốn hiểu biết của trẻ trong cuộc sống để từ đó làm chính xác hóa những kiến thức còn mơ hồ trong cuộc sống vốn có của trẻ
Góp phần giáo dục trẻ thói quen, hành vi văn minh, cách ứng xử đúng đắn trong giao tiếp
Nhược điểm
Trẻ khó lĩnh hội tri thức hơn các phương pháp khác
bản chất
Hình thành cho các e khả năng tư duy một cách tối đa và có
niềm tin vào bản thân mình
GV tổ chức hướng dẫn khích lệ HS tìm hiểu bài =>HS tự tiếp thu
kiến thức bằng khả năng độc lập suy nghĩ
Là nói và trả lời giữa GV với HS , HS với HS , HS với GV nhằm
mục đích lấy người học làm trung tâm
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại
Yêu cầu với nội dung câu hỏi khi đàm thoại
Phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ
Câu hỏi phải được sắp xếp logic, xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm đã có của trẻ để bắt đầu đàm thoại
Phù hợp với mục tiêu nội dung bài dạy
Kết hợp hợp lý giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi
Đặt câu hỏi phải nhẹ nhàng, tình cảm, có tính chất động viên, gợi mở khuyến khích tre. Khi trẻ trả lời sai hoặc không chính xác, cần sửa cả lỗi phát âm, lỗi diễn đạt và lỗi kiến thức
Chú ý các yếu tố phi ngôn ngữ khi tổ chức đàm thoại: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, đặc biệt có thể đàm thoại dưới hình thức kể chuyện, nêu vấn đề....
phân loại
Căn cứ vào tính nhận thức của người học
Đàm thoại tái hiện
Đàm thoại giải thích minh họa
Đàm thoại tìm tòi phát triển
Căn cứ vào mục đích sư phạm
Đàm thoại củng cố
Đàm thoại kiểm tra
Đàm thoại tổng hợp
Đàm thoại gợi mở
Quy trình dạy học sử dụng phương pháp
Chuẩn bị
Lựa chọn hình thức tổ chức khi cho trẻ đàm thoại
Xây dựng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm đã có của trẻ
Xác định mục tiêu đàm thoại
Dự kiến: thời gian, thời điểm, địa điểm, phương tiện cho trẻ đàm thoại, tình huống sư phạm
Tiến trình dạy học
Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức
Đưa ra hệ thống câu hỏi
Ổn định tổ chức
Thảo luận , trình bày
Nhận xét, đánh giá, kết luận