Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích - Coggle Diagram
Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích
Biện pháp
Ngã:
Trông trẻ đúng cách luôn luôn là cách phòng tránh hữu hiệu nhất.
Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ.
Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh hoạt của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.
Bỏng, cháy:
Bố trí bếp ăn hợp lý.
Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...).
Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa.
Tai nạn giao thông:
Hướng dẫn trẻ cách đi lại an toàn: đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp/ máy, thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
Khi sang đường nhớ nhìn đèn báo tín hiệu, nhìn trước nhìn sau.
Ngộ độc:
Thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, rõ nguồn gốc suất xứ.
Thực hiện việc ăn chín uống sôi, không ăn các loại gỏi cá sống...
Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.
Cắt, đâm:
Chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm (đau, chảy máu, cụt tay…) khi sử dụng hay chơi đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn.
Dạy trẻ không bắt chước người lớn làm công việc nguy cơ: gọt hoa quả, thái thịt, khâu vá… mà không có sự giám sát của người lớn.
Ngạt thở, hóc nghẹn:
Cho trẻ ngủ trên đệm cứng, nằm ngiêng hoặc ngửa, để các vật dễ gây ngạt đường thở cho trẻ như túi ni lông, báo, gối, chăn, đệm quá êm xa chỗ trẻ nằm.
Cho trẻ nhỏ ăn thức ăn nghiền nát, không lẫn xương, lẫn hạt và cho ăn từng tí một. Tạo cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ.
Để ra xa tầm tay của trẻ các vật nhỏ như kim băng, đồng xu, hạt trái cây và các vật nhỏ dễ cho vào mũi, miệng...
Động vật cắn:
Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.
Chết đuối, đuối nước:
Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình.
Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ.
Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Bạo lực:
Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau với các bạn.
Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí.
Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.
Điện giật:
Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch.
Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
Một số loại tai nạn thương tích gặp ở trẻ em:
Ngã
Bỏng/cháy
Tai nạn giao thông
Ngộ độc
Cắt, đâm
Ngạt thở, hóc nghẹn
Động vật cắn
Chết đuối/ đuối nước
Bạo lực
Bom, mìn/vật nổ
Điện giật
Các loại thương tích khác
Nguyên nhân
Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống.
Bỏng, cháy: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
Cắt, đâm: Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn (dao, kéo...) khi trẻ thiếu hiểu biết, hiếu kỳ, tò mò nghịch.
Ngạt thở, hóc nghẹn: là tình trạng trẻ em không thở được do bất kỳ một vật gì gây cản trở không cho không khí qua được mũi và miệng trẻ.
Tai nạn giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
Ngộ độc: là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm…).
Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…
Chết đuối/ đuối nước: là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
Điện giật, sét đánh: là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
Khái niệm: Phòng, chống tai nạn thương tích là chúng ta có những biện pháp, cách khắc phục để hạn chế những thương tích, tử vong bất ngờ xảy ra với trẻ.