Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích - Coggle Diagram
Kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích
khái niệm
Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân
phân loại
Ngã
Bỏng/cháy
Tai nạn giao thông
Ngộ độc các loại
Cắt, đâm
Ngạt thở, hóc nghẹn
Súc vật cắn
Chết đuối/đuối nước
Bạo lực
Bom, mìn/vật nổ
Điện giật
Các loại thương tích khác
nguyên nhân
Do trẻ thiếu ý thức và kiến thức
Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách
Môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ:
Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi-
Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông
Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung…
Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông
Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, bỏng axít, kiềm
Tai nạn giao thông do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng...
Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau một vài giờ thì gọi là ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít hoặc chất kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy rửa, ăn thức ăn ôi thiu...
Hóc, nghẹn thức ăn hoặc dị vật(hóc xương, hạt na, hòn bi, đồng xu, cúc áo...)thường xảy ra khi trẻ nghịch ngợm đút vào mũi, miệng.
Sặc nước/sữa, sặc bột, sặc thức ăn hoặc dị vật , thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa khóc, chạy hoặc cười đùa.
Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều lượng thấp, các loại hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì gọi là ngộ độc hoặc nhiễm độc mãn tính, ví dụ như ngộ độc chì ở những người có tiếp xúc với xăng dầu...
Mũi và miệng trẻ bị bịt kín bởi túi nilon, chăn hoặc vải dầy thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nằm ngủ úp trên đệm, gối quá mềm. Nguy cơ này còn xảy ra ở các trẻ lớn hơn khi các cháu đùa nghịch lấy bao ni lông, chăn, gối… trùm qua đầu.
cách phòng tránh
giai đoạn 0- 3 tuổi
Trông trẻ đúng cách luôn luôn là cách phòng tránh hữu hiệu nhất
Sử dụng cũi để trông trẻ đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ những lúc bạn có việc và không thể trông trẻ được.
Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ...
Không cho trẻ nhỏ (biết lẫy, bò, đi) ngồi, nằm trong võng, nơi không có người lớn bên cạnh.
Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng.
Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại.
Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa.
Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15cm).
Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh hoạt của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.
giai đoạn 4-8 tuổi
Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được.
Đảm bảo những nơi sinh hoạt của trẻ (đặc biệt cầu thang…) phải có đủ ánh sáng.
Chặt bỏ các cành cây khô, rào quanh cây nếu có thể.
Không khuyến khích trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn như cây, cột điện, mái nhà…
Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa...
Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã.
Đi cầu thang: Bước vào giữa mặt bậc, mắt nhìn xuống chân, tay vịn vào lan can.
Vào phòng tắm đi dép để tránh bị trơn trượt khi chạy.
Không đi chân ướt vào sàn nhà.
giai đoạn 9-15
Trao đổi với trẻ về nguy cơ ngã và các cách phòng tránh trên, đặc biệt các trẻ phải trông trẻ nhỏ hơn.
Về tuyên truyền phòng chống
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các tài liệu bằng tranh ảnh, tờ rơi, panô, áp phích, sổ tay những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, biểu hiện, cách phòng tránh, phương pháp sơ cứu thông thường và các địa chỉ liên hệ cần thiết để phát cho mọi người dân và những trẻ em không có người lớn đi kèm.
Có những buổi phát thanh tại các cụm dân cư xã phường về cách phòng tránh tai nạn thương tích nói chung, tai nạn bỏng nói riêng hoặc có các chuyên mục, chuyên trang trong các báo phổ thông của địa phương và trung ương để phổ biến kiến thức.
Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận chuyên đề cho các gia đình, các cụm dân cư và cho trẻ em khó khăn đang sống trong các cơ sở tập trung hoặc các câu lạc bộ, nhà mở, nhà tình thương, nhà trọ và những điểm các em hay tập trung để phổ biến và hướng dẫn những kiến thức phổ thông về phòng tránh bỏng.
Tổ chức các nhóm cộng tác viên đã được tập huấn gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp các gia đình khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tiếp xúc với các loại hình truyền thông nêu trên để tuyên truyền hoặc tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Tập huấn/hướng dẫn về phương pháp sơ cứu bỏng cho mọi người dân ở các cụm dân cư và cho trẻ em trong các cơ sở chăm sóc trẻ em khó khăn hay ở các nơi các em thường sinh hoạt học tập.