Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, hoat-dong-hoc-tap-001 - Coggle Diagram
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp quan sát
Khái niệm:
Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm, qua đó rút ra những kết luận khoa học
Tác dụng
Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát hình thành ở các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác , sinh động về thế giới tự nhiên xung quanh
Quan sát giúp HS nhận biết được đặc điểm và hình dạng bên ngoài của cơ thể người, cây xanh và một số động vật hoặc nhận biết các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
Cách tiến hành
Các bước tiến hành
B2: Xác định mục đích quan sát
B3: Tổ chức và hướng dẫn quan sát
B1: Lựa chọn đối tượng quan sát
B4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát
B5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung
Một số điểm cần lưu ý
Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học
GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm
GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS quan sát
Tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độ nhận thức của HS ở các lứa tuổi khác nhau
Ví dụ minh họa :
Bài 45- Lá cây
Xác định mục đích quan sát
Hs nhận biết nhận biết được các loại lá cây các loại lá cây.Đa số là màu xanh lục, một số có màu đỏ,vàng
Tổ chức hướng dẫn quan sát
Gv chia hs thành từng nhóm, giao phiếu bài tập và yêu cầu các nhóm đặt các loại lá cây đã chuẩn bị lên bàn
Trong phiếu giao việc gv xác định rõ mục đích quan sát và hướng dẫn hs
Lựa chọn đối tượng quan sát
Tốt nhất là lá cây thật. Gv và Hs chuẩn bị lá cây có hình dáng và kích thước khác nhau có sẵn ở địa phương
Phương pháp đàm thoại
Tác dụng
Thông qua việc hỏi đáp, giáo viên có thể dễ dàng nắm năng lực học tập, trình độ nhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy để nâng cao hiệu quả dạy học
Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp, không khí lớp học sẽ sôi động hơn, học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn, do đó phát triển tư duy độc lập, tính tích cực nhận thức và năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh
Thông qua hỏi đáp, giáo viên tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức và các em được tham gia giải quyết những vấn đề bài học đặt ra
Cách tiến hành
Cách tiến hành
Bước 1: chuẩn bị
Xác định mục tiêu, nội dung đàm thoại
Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại.
Dự kiến đáp án, câu trả lời.
Dự kiến thời gian thời điểm các tình huống có thể xảy ra.
Bước 2: Tiến hành
Giáo viên đưa ra câu hỏi đàm thoại.
Học sinh tiến hành đàm thoại.
Xác định hình thức đối thoại với học sinh.
Học sinh rút ra kết luận từ đàm thoại.
Xác định vấn đề hội thoại với học sinh
Giáo viên rút ra kết luận.
Một số điểm cần lưu ý
Hệ thống câu hỏi về logic, phù hợp với nội dung bài học.
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
Câu hỏi về kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh.
Tránh đặt những câu hỏi chung chung quá dễ mà quá khó hoặc trong đó đã có sẵn câu trả lời học sinh có thể đoán ra mà không cần động não.
Cần lưu ý rèn luyện cho học sinh biết cách trả lời câu hỏi tương đối hoàn chỉnh với vốn từ ngữ của các em. Mặt khác, phải dạy cho các em cách tự đặt ra những câu hỏi trong quá trình học tập.
Hình thức hỏi đáp
Hỏi đáp thông báo: giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp thu tri thức mới
Hỏi đáp tìm tòi - khám: phá kích thích suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh.
Hỏi đáp tái hiện: sử dụng đề kiểm tra bài cũ, ôn tập hoặc khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh làm điểm tựa cho việc lĩnh hội tri thức mới của bài học.
Khái niệm
Đàm thoại là phương pháp dạy học giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến những kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề về học tập và cuộc sống xung quanh
Ví dụ minh họa
Vệ sinh hô hấp - Bài 3 - TNVXH lớp3
Bước 1: Chuẩn bị
Mục tiêu đàm thoại
Biết được ích lợi của việc tập thở buổi sáng
Những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh hô hấp
Giữ sạch mũi , họng
Hệ thống câu hỏi
Tập thở sâu vào buổi sáng có ích gì? Hàng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Dự kiến câu trả lời
Tập thở vào buổi sáng vì không khí trong lành, thở sâu để loại bỏ khí các-bo-níc và hít được nhiều khí ôxi vào trong phổi
Lau sạch mũi và xúc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng
Thời gian dự kiến: 7 - 10 phút
Bước 2: Tiến hành đàm thoại
Gv yêu cầu: Học sinh quan sát hình trong sgk trang 9 để trả lời câu hỏi: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
HS trình bày, Gv kết luận
Kết luận
Không nên ở trong môi trường có khói thuốc lá, thuốc lào vì trong khói có rất nhiều chất độc, và không nên chơi đùa ở nơi nhiều khói, bụi. Khi quét dọn nhà, lớp cần phải đeo khẩu trang.
Quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn sạch sẽ, không có khói bụi
Tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm,không vứt rác bừa bãi...