Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học thảo luận và phương pháp dạy học kể chuyện trong dạy…
Phương pháp dạy học thảo luận và phương pháp dạy học kể chuyện trong dạy học KHXH ở TH
Phương pháp thảo luận
Tác dụng
Đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và 1 số kĩ năng khác
Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS trong học tập. qua làm việc với các đối tượng học tập, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn trong nhóm, lớp mà HS có thể chiếm lĩnh được kiến thức.
Cách tiến hành
Thảo luận nhóm
Bước 1: xác định chủ đề thảo luận: Có thể cho các nhóm thảo luận cùng một chủ đề hoặc mỗi nhóm một chủ đề
Bước 2: chia nhóm: Tùy từng số lượng học sinh trong lớp GV chia nhóm cho phù hợp, có thể chia nhóm theo bàn học 2,4 hoặc 6 học sinh
Bước 3: tổ chức thảo luận : GV ổn định, tổ chức, giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm thông qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn trực tiếp. GV theo dõi, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn
Bước 4: báo cáo kết quả thảo luận:Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp lắng nghe cho ý kiến
Bước 5: tổng kết : GV nhận xét, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm
Một số điểm cần lưu ý
GV cần chuẩn bị đầy đủ phiếu giao việc, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, mẫu vật... Phiếu giao việc phải đa dạng về hình thức, số lượng câu hỏi không nên quá nhiều, câu hỏi phải bao quát được những vấn đề trọng tâm của bài học và phù hợp với nhận thức của HS.
Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét, điều chỉnh kịp thời.
GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định được vấn đề, thời điểm cần tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Không nên chia nhóm quá đông học sinh: mỗi nhóm chỉ từ 2-6 người
Cần tạo cơ hội và thời gian cho HS được phát triển những suy nghĩ của mình, nhất là khi có những suy nghĩ trái ngược nhau, chứ không nên vội vã đi đến kết luận
Cần tôn trọng và bình tĩnh thảo luận với ý kiến của người khác
Thảo luận cả lớp
Bước 1: xác định chủ đề thảo luận: Chủ đề được họn có thể là chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quan điểm khác nhau
Bước 2: tổ chức thảo luận: Sau khi nêu chủ đề GV lấy tinh thần xung phong hoặc cử một học sinh phát biểu đầu tiên. GV theo dõi, hướng ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến
Bước 3: tổng kết: Gv hướng dẫn HS nêu kết quả thảo luận và hoàn thành câu trả lời
Khái niệm: Thảo luận là pp dạy học GV tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa GV và HS, giữa HS với nhau về 1 vấn đề học tập hoặc 1 vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học.
Ví dụ: Bài 32 - Làng quê và đô thị (TNXH lớp 3)
Chia nhóm học sinh: GV chia học sinh thành từng nhóm
Tổ chức cho hs thảo luận nhóm: quan sát các hình 1,2,3 trang 62 SGK để tìm ra sự khác biệt giữa làng quê và đô thị
phong cảnh, nhà cửa
hoạt động sống chủ yếu của nhân dân
đường xá, hoạt động giao thông
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả: Đại diện nhóm báo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến
GV kết luận lại
Làng quê: người dân trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công,...; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ đi lại
Đô thị: người dân thường làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...,nhà san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại
Phương pháp kể chuyện
Tác dụng
Kể chuyện là phương pháp hữu hiệu trong việc diễn đạt các ý tưởng, những khái niệm dù xa lạ nhất cũng có thể trở thành dễ hiểu và gần gũi đối với học sinh, nhất là học sinh tiểu học
Kể chuyện tạo lên bức tranh sinh động về quá khứ, đó là những biến cố lịch sử, những nhân vật nổi tiếng, những vùng đất xa lạ, những biểu tượng TN-XH,... góp phần hình thành những biểu tượng và khái niệm sâu sắc
Truyền đat và cung cấp thông tin cho học sinh
Sức mạnh của phương pháp kể chuyện còn tạo ra niềm tin vào sự chân - thiện - mĩ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạo thế giới tự nhiên
Phương pháp kể chuyện còn rèn luyện cho học sinh tập diễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình, vì vậy góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em
Cách tiến hành
Các hình thức kể chuyện
Học sinh được tham gia kể chuyện sau khi đã tìm hiểu bài học, đã đối thoại để hiểu các tình tiết chủ yếu của bài học lịch sử hoặc đọc thêm tài liệu tham khảo.
Kể chuyện kết hợ với các phương tiện nghe, nhìn dưới dạng dẫn chuyện hoặc thuyết minh.
Giáo vên trực tiếp kể chuyện, thông qua đó cung cấp thông tin về nội dung bài học.
Đối vói các môn học khác, kể chuyện có thể thực hiện xen kẽ với nội dung khoa học khi học sinh đang tìm hiểu các chủ đề môn học đó.
Cách tiến hành
Kết hợp phương pháp kể chuyện với các phương pháp trực quan, đóng vai, thảo luận nhóm,... để chuyển tải kiến thức bài học với Hs, trên đó tái hiện được sự thật lịch sử.
Để câu chuyện hấp dẫn và duy trì được sự chú ý của học sinh, cần chú ý tới tính truyền cảm khi kể chuyện và sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe , nhìn( tranh, ảnh, máy chiếu...).
Có thể sử dụng nhiều hình thức kể chuyện: kể cả câu chuyện, kể từng đoạn, kể trước lớp, kể trước nhóm, kể theo tranh ảnh, kế sau khi đọc sách giáo khoa,,,, để nhiều học sinh được tham gia.
Đối với câu chuyện lịch sử, khí kể chuyện cần tái hiện quá khứ đúng như nó đã tồn tại,tức là cần tôn trọng tính chân thực lịch sử, tránh hiện đại hoá lịch sử.
Sự chú ý của HS tiểu học không lâu bền, vì thế thời gian kể chuyện không nên kéo dài quá 10-15 phút.
Kể chuyện được coi là sự sao chép có sáng tạo, cần chống hiện tượng Hs học thuộc từng câu từng chữ trong SGK rồi đọc lại. Cần phải khuyến khích Hs kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình, phải coi trọng việc bồi dưỡng kĩ năng kể chuyện. Để thực hiện điều đó nên:
Cho HS đọc trước SGK dựa theo các câu hỏi cho trước của GV. Các câu hỏi đòi hỏi phải tập hợp nhiều chi tiể trong câu chuyện mới trả lời được, những câu hỏi mang tính khái quát.
Dàn dựng tranh, ảnh theo trình tự diễn biến câu chuyện để HS dễ nhớ và có khả năng kể lại.
Khái niệm
Là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ,.. để hình thành một biểu tượng, một khái niệm về niềm tin sâu sắc
Là một trong những phương pháp được sự dụng thường xuyên trong các môn học về TN-XH, đặc biệt với phần Lịch sử, vì kiến thức bài học được truyền tải qua các câu chuyện đã đóng góp phần hình thành những biểu tượng, khái niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử qua các thời kì
Ví dụ: Bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập( Lịch sử lớp 5)
Các hình thức kể chuyện
Kể chuyện theo tranh ảnh
-Chuẩn bị: Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh cảnh quân giải phóng tiến vào Dịh Độc Lập ngày 30-4-1975.
-
Bước 1: Đọc sách giáo khoa phần diễn biến của cuộc tiến công vào Dinh
Bước 2: Thảo luận nhóm:
+Sắp xếp tranh, ảnh theo diễn biến của cuộc tiến công
Tập kể trước nhóm để các bạn góp ý, bổ sung.
-Bước 3: Đại diện nhóm kể chuyện theo tranh, ảnh trước lớp.
Kể chuyện theo gợi ý bằng hệ thống câu hỏi
Mục đích kể chuyện
Học sinh nắm được diễn biến của cuộc tổng tiến công vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 của quân giải phóng
Rèn kĩ năng kể chuyện của học sinh