Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH - Coggle Diagram
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.
Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…
Phòng ngừa tai nạn giao thông
Phân công giáo viên đóng cổng và quan sát trẻ
+Giáo dục trẻ biết ngồi đúng cách khi ngồi trên xe máy của bố, mẹ cho tới lớp.
Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
Biện pháp
Không cho trẻ tới bếp nấu nướng
Giáo dục trẻ không lại gần bô xe máy vừa chạy và dừng lại.
+Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không vừa bế trẻ vừa ăn, uống thức ăn nóng.
Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
Phòng ngừa đuối nước
Giáo dục trẻ không được chơi gần ao hồ, kênh mương gần trường, gần nhà của trẻ.
+Bể nước trong trường được đậỵ nắp an toàn, không để xô, thau, chậu chứa nước trong nhà vệ sinh trẻ.
Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt.
+Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn
Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống
Biện pháp
Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt, nếu đọng nước phải có hệ thống khơi thông nước, quét ngay.
+Giáo dục trẻ không trèo lên lan can ở hành lang, cầu thang có tay vịn, lan can khi trẻ từ tầng 2 xuống tập thể dục giáo viên hướng dẫn, đi cùng trẻ.
+Giáo dục cho trẻ chơi ngoài trời không trèo cây ở sân trường.
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn được sửa chữa ngay.
Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng phục vụ chuyên đề giáo dục PTVĐ cho trẻ hoạt động chắc chắn, đảm bảo an toàn và được kiểm tra thường xuyên.
Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
Hệ thống điện trong lớp an toàn: dây điện hở, bảng điện để cao, được kiểm tra thường xuyên.
Giáo dục trẻ không chọc nghịch ổ điện.
+Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục.
Giáo dục ý thức tuân thủ an toàn dưới hành lang điện (không trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần đường điện cao thế).
Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…
Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …).
Biện pháp
Không cho ai bán quà bánh trước cổng trường.
Các loại thực phẩm khi mua phải tươi ngon, có làm hợp đồng với người bán
Nước uống đun sôi phải đảm bảo vệ sinh ATTP
+Tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ các nguyên nhân, hậu quả của ngộ độc để biết cách phòng tránh.
+Xây dựng ngôi nhà an toàn: Những vật dụng trong nhà có đựng các chất có thể gây ngộ độc cho trẻ(thuốc chữa bệnh, xà phòng, hoá chất trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc tẩy rửa, bình xịt muỗi, ga....) cần cất ở nơi kín đáo để xa tầm tay trẻ.
Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
Dạy trẻ không nghịch đồ sắc nhọn khi chơi, không chọc nghịch vào mắt mũi nhau, không đánh nhau.
CÁC BIỆN PHÁP CẦN CHÚ Ý
1. Tạo không gian an toàn
Chọn nơi bằng phẳng, thoáng đãng
Khu chơi của trẻ cách xa nơi như bếp, nhà vệ sinh hay ngoài mặt đường
Chỗ chơi không trơn trượt, nhiều nước, không có đồ dùng săc nhọn nguy hiểm.
Cho trẻ cách xa các nơi có đồ điện ổ điện, khi sử dụng xong nên rút dây điện để đảm bảo an toàn cho trẻ.
“2. Điểm danh” những vật dụng trong nhà
Cần dạy trẻ cách sử dụng an toàn lẫn phòng tránh tai nạn với vật dụng trong nhà
Trò chuyện với trẻ, giới thiệu cho trẻ những đồ dùng nguy hiểm
3. Trang bị kỹ năng thoát hiểm càng sớm càng tốt
Hướng dẫn trẻ một số các biện phát thoát hiểm
Dạy trẻ các học bơi, khi xảy ra hỏa hoạn
Đối với trong trường mầm non
giáo viên hướng dẫn, giới thiệu cho trẻ về các thương tích mà trẻ hay gặp phải như ngã, bỏng ...
Tích hơp vào các bài học để trẻ nhận biết rõ hơn
Cho trẻ tham gia đóng kịch, thực hành các tình huống phòng chống tai nạn thương tích
Tạo trò chơi, nhận biết cach phòng tránh tai nạn