Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH - Coggle Diagram
KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
KHÁI NIỆM
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến di chứng tàn tật suốt đời hay thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác mà còn khiến tinh thần trẻ bị tổn thương.
Ở lứa tuổi mầm non, các em thường rất nghịch ngợm, hiếu động, tò mò về thế giới xung quanh và chưa có kiến thức, kĩ năng để nhận biết cũng như phòng tránh những mối nguy hiểm, nên rất dễ gặp phải tai nạn thương tích.
Tai nạn là những tác động bất ngờ, ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể.
Thương tích là tổn tương trên cơ thể khi phải chịu tác động đột ngột nằm ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc là hiện tượng rối loạn chức năng do thiếu những yếu tố cần thiết cho sự sống như nước, không khí, nhiệt độ phù hợp.
NGUYÊN NHÂN
,
MỤC ĐÍCH
NGUYÊN NHÂN
Do trẻ con có tính hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm
Do môi trường không được an toàn
Do sự bất cẩn của người lớn
Do trẻ nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phong, tránh
nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
MỤC ĐÍCH
Không để xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ em
Giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương tích xảy ra
Nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện
Làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra
tai nạn thương tích.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Phòng tránh té ngã
Giáo dục trẻ không trèo lên lan can ở hành lang, cầu thang có tay vịn, lan can khi trẻ từ tầng 2 xuống thể dục, giáo viên hướng dẫn đi cùng trẻ.
Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh hoạt của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.
Không cho trẻ nhỏ (biết lẫy, bò, đi) ngồi, nằm trong võng, nơi không có người lớn bên cạnh.
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn được sửa chữa ngay
Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng phục vụ chuyên đề giáo dục.PTVĐ cho trẻ hoạt động chắc chắn, đảm bảo an toàn và được kiểm tra thường xuyên.
Phòng ngừa bỏng
Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu: tránh xa trẻ để không va đụng.
Bố trí bếp nấu ăn hợp lý. Để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần. Khi nấu luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong
Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa.
Phòng ngừa tai nạn giao thông
Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
Tạo dư luận xã hội cổ vũ cho các hành vi an toàn, lên án những hành vi không an toàn như đua xe, lạng lách
Giáo dục trẻ biết ngồi đúng cách khi ngồi trên xe máy của bố,
mẹ cho tới lớp
Tổ chức các hoạt động do các em tham gia làm chủ như: Thành lập nhóm tuyên truyền của trẻ em, học sinh ở các trường học, thôn xóm, khu dân cư để cung cấp các kiến thức phòng tránh TNGT.
Phòng ngừa đuối nước
Giáo dục trẻ không được chơi gần ao hồ, kênh mương gần
trường, gần nhà của trẻ.
Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, làm cửa chắn an toàn: rào dọc, khoảng cách giữa các thanh rào tối đa 15 cm, chiều cao rào tối thiểu là 80 cm.
Bể nước trong trường được đậỵ nắp an toàn, không để xô, thau,
chậu chứa nước trong nhà vệ sinh trẻ
Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện điện thoại hay làm bất cứ một việc gì có thể phân tán tư tưởng của bạn khi trông trẻ ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ đuối nước.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Xây dựng môi trường an toàn: Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
Tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ các nguyên nhân, hậu quả của ngộ độc để biết cách phòng tránh.
Phòng ngừa điện giật
Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: để ngoài tầm với của trẻ, dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến.
Giáo dục trẻ không chọc nghịch ổ điện.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục.
Phòng hóc, sặc
Khi trẻ khóc ngừng cho ăn, gỡ kỹ thức ăn không còn xương
dính trước khi chia ăn, dạy trẻ nhai kỹ khi ăn.
Giáo dục trẻ không cho hột hạt vào tai, mũi, miệng.
Phòng các vật sắc, nhọn
Dạy trẻ không nghịch đồ sắc nhọn khi chơi, không chọc nghịch
vào mắt mũi nhau, không đánh nhau.
PHÂN LOẠI
Bỏng
Bỏng là tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau do tác dụng trực tiếp với các nguồn năng lượng: sức nóng, điện, hóa chất, bức xạ… để lại di chứng sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong.
Đuối nước
Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
Ngã
Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống
Điện giật
Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện
gây nên hậu quả bị thương hay tử vong
Ngộ độc
Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …)
Động vật cắn
Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…
Bạo lực
Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương,...
Máy móc hay những vật nhọn sắc
Đùa nghịch với những vật sắc nhọn gây thương tích ngoài da hoặc những tổn thương nghiêm trọng hơn như mất đi bộ phận cơ thể,...
Tai nạn thương tích do giao thông
Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…