Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Coggle Diagram
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN
Công thức chung của tư bản
Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức: T-H-T
So sánh sự vận động của hai công thức trên
Giống nhau
Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng.
Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau
Khác nhau
Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.
Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền
Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn
Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn
Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H
Mâu thuẫn của công thức chung
Công thức T-H-T’ làm cho người ta lầm tưởng rằng: cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp
Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng
Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp
Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua.
Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt.
Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất
Kết luận
Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.
Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông
Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
a. Sức lao động và điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện
Người lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao động.
Người lao động không có TLSX cần thiết để kết hợp với SLĐ của mình
b. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
có 2 thuộc tính
giá trí sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân
Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng hàng hoá thông thường
Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian
Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản thân hàng hoá sức lao động
Gía trị
Giá trị hàng hoá sức co động củng do thời gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người
giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái và gia đình người công nhân
c. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá SLĐ, là giá cả của hàng hoá SLĐ.
Bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
Nếu trao đổi ngang giá, nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư): phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
Nếu trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản: phủ nhận quy luật giá trị
Lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động.
4.Hình thức tiền công cơ bản
Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng).
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định.
Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công
5.Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và qúa trình sản xuất ra giá trị thặng dư
Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
Sản phẩm mà công nhân làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với việc tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
Bản chất của tư bản - tư bản bất biến và tư bản khả biến
a. Bản chất của tư bản:
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê
b. Tư bản bất biến
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất
Bao gồm
máy móc, nhà xưởng
Nguyên, nhiên, vật liệu
Đặc điểm:
giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm
giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn dưới dưới hình thức giá trị sử dụng mới
Tư bản bất biến ký hiệu là C.
c.Tư bản khả biến:
Tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức tiền lương.
Tư bản khả biến, ký hiệu là V.
d. Cơ sở của viêc phân chia
nhờ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá
Lao động cụ thể: bảo tồn và chuyển dịch giá trị của tư liệu sản xuất
Lao động trừu tượng: tạo ra giá trị mới.
e. Ý nghĩa của việc phân chia
việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động SX hàng hóa giúp Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB
Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a. Tỷ suất giá trị thặng dư
là tỷ số tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư với tư bản khả biến cần thiểt để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, ký hiệu là m’
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột TBCN.
b. Khối lượng giá trị thặng dư:
tích số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.
Hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột
a. Giá trị thặng dư tuyệt đối
là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối
tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm
tăng cường độ lao động.
b. Giá trị thặng dư tương đối là
Do tăng NSLĐ XH
Toàn bộ các nhà TB thu
Biểu hiện quan hệ giữa công nhân và tư bản
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch
Do tăng NSLĐ cá biệt;
Từng nhà TB thu
Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư bản, tư bản với tư bản
Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
a. Nội dung quy luật
Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động.
là quy luật kinh tế cơ bản
Phản ánh mục đích của nền sản xuất và phương tiện đạt mục đích
Sản xuất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ giữa tư bản và lao động
Chi phối sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác.
Phản ánh quan hệ bản chất trong CNTB.
Quyết định sự phát sinh, phát triển của CNTB, và là quy luật vận động của phương thức SX đó
III. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN - TÍCH LŨY TƯ BẢN
Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
a. Giá tri thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản
Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản.
Tích lũy là tái SX theo quy mô ngày càng mở rộng
Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư
Động lực của tích lũy:
Để thu được nhiều giá trị thặng dư.
Do cạnh tranh
Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:
Khối lượng giá trị thặng dư.
Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập.
Nếu tỷ lệ phân chia không không đổi, quy mô tích lũy phụ thuộc vào giá trị thặng dư
Tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị các tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trinh sản xuất sản phẩm.
Tư bản tiêu dùng: là phần của những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên
Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (C/V)
Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
a. Tích tụ tư bản: là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư
b. Tập trung tư bản: là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn.
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
những điểm khác nhau giữa tích tụ và tập trung tư bản
tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không tăng quy mô của tư bản xã hội.
hản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động
Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau
Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt,cạnh tranh sẽ gay gắt hơn
tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cượng bóc lột giá trị thặng dư, đẩy nhanh tích tụ tư bản
IV. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
a. Tuần hoàn của tư bản
Giai đoạn thứ nhấṭ : giai đoạn lưu thông. Tư bản thực hiện chức năng biến tư bản tiền thành tư bản sản xuất
Giai đoạn thứ hai: giai đoạn sản xuất. Tư liệu sản xuất và sức lao động kết hợp với nhau tạo thành quá trình sản xuất
Giai đoạn thứ ba: giai đoạn lưu thông.Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá biến thành tư bản tiền
b. Chu chuyển của tư bản
Khái niệm
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ thì gọi là chu chuyển của TB
Thời gian chu chuyển của tư bản
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế, nhưng có thêm giá trị thặng dư.
Thời gian lưu thông phụ thuộc nhiều yếu tố:
Tình hình thị trường.
Quan hệ cung cầu, giá cả.
Khoảng cách thị trường.
Trình độ phát triển của giao thông vận tải…
Vai trò của lưu thông:
Thực hiện sản phẩm do SX tạo ra.
Cung cấp các điều kiện cho SX.
Đảm bảo đầu vào, đầu ra của SX.
Tốc độ chu chuyển của tư bản
Chu chuyển thực tế: Là thời gian để các bộ phận của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định
Là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất
Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng
TBCĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị SP trong nhiều chu kỳ SX
Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần
Tư bản lưu động
Là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán song.
tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và tiền lương.
TBLĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm trong 1chu kỳ sản xuất.
Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội
a. Một số khái niệm cơ bản
Tư bản xã hội: là tổng số tư bản cá biệt hoạt động đan xen lẫn nhau, tác động nhau, tạo tiền đề cho nhau…
Tái sản xuất tư bản xã hội: là tái sản xuất tư bản cá biệt đan xen lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau.
Tái sản xuất tư bản xã hội có hai loại
Tái sản xuất giản đơn
Tái sản xuất mở rộng.
Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong năm
b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội
nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất.
Sau đó sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng.
Và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất.
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng
biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm ( c ) và tư bản khả biến phụ thêm ( v )
Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng hoảng SX “thừa”.
Nguyên nhân do mâu thuẫn cơ bản của CNTB: Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng SX với chế độ sở hữu tư nhân về TLSX.
Mâu thuẫn này biểu hiện
Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bảnvới sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng
Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
. Chu kỳ kinh tế: là khoảng thời gian của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác
một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng; tiêu điều; phục hồi và hưng thịnh.
Khủng hoảng kinh tế nói lên giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Lợi nhuận:
Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước
b. Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận là lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh. ( P′ )
Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Cấu tạo hữu cơ của tư bản:Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng truớc càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.
Tỷ suất giá trị thặng dư: tỷ suất gía trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
a. Cạnh tranh nội bộ ngành
Đó là sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.
Mục tiêu cạnh tranh: chiếm tỷ phần thị trường lớn
Nâng cao chất lượng
Giảm chi phí;
Chất lượng phục vụ tốt
Mẫu mã, bao gói đẹp
Biện pháp cạnh tranh
Bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng cấu tạo hữu cơ C/V. Để hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội.
Kết quả cạnh tranh: là hình thành giá trị thị trường.
b. Cạnh tranh giữa các ngành
Đó là sự cạnh tranh của các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi nhất.
Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, C/V của các ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau.
Biện pháp để cạnh tranh: là tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau của xã hội
Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản
a.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp, tách ra khỏi vòng tuần hoàn của tư bản công nghiệp và trở thành tư bản kinh doanh hàng hoá
Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp do chênh lệch giữa giá bán với giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong sản xuất do nhà tư bản công nghiệp “nhường” cho nhà tư bản thương nghiệp
b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
Nguồn gốc của tư bản cho vay
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó. Số lời đó gọi là lợi tức. Ký hiệu ( z )
Lợi tức và tỷ suất lợi tức
Lợi tức ( z ) là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay để hoạt động phải trả cho người cho vay về quyền được tạm sử dụng tư bản tiền tệ.
c. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa:
Tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay
Dưới chủ nghĩa tư bản có hai hình thức tín dụng cỏ bản
Tín dụng thương nghiệp: là quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau.
ín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mượn giữa người có tiền với những người sản xuất, kinh doanh qua ngân hàng làm môi giới trung gian
Ngân hàng và lơi nhuận ngân hàng:
Ngân hàng tư bản chủ nghĩa là tổ chức kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay.
Ngân hàng có hai nghiệp vụ
Nhận gửi:ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền
Cho vay:gân hàng thu lợi tức của người đi vay
d. Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán
Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một loại hình xí nghiệp lớn mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều nguời thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá và mang lại thu nhập cho người sở hữu các chứng khoán đó.
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán chứng khoán có giá.
e. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
Tư bản kinh doanh nông nghiệp
hình thành theo hai con đường điển hình
Bằng cải cách dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức TBCN như Đức, Italia, Nga, Nhật..
Thông qua cách mạng xóa bỏ chế độ kinh tế địa chủ, phát triển kinh tế TBCN trong nông nghiệp như Pháp.
Khi CNTB hình thành trong nông nghiệp, trong nông nghiệp có ba giai cấp cơ bản:
Giai cấp tư bản kinh doanh trong nông nghiệp: độc quyền kinh doanh.
Công nhân nông nghiệp làm thuê.
Địa chủ: độc quyền sở hữu ruộng đất