Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Văn học Việt Nam Văn_học_Việt_Nam (Con người qua văn học VN (Con người vs…
Văn học Việt Nam
Bộ phận
Văn học dân gian
Đặc điểm sáng tác và lưu truyền: Là những sáng tác tập thể, mang tính sinh hoạt cộng đồng và truyền miệng của nhân dân lao động.
Dị bản, các bản sao chép mà có bị sửa đổi chi tiết.
Các loại truyện: Truyền thuyết, cổ tích, vè, câu đố, ca dao, truyện cười, sử thi, thần thoại, ngụ ngôn, tục ngữ, truyện thơ.
Văn học viết
Sáng tác bởi tầng lớp tri thức,
Được ghi lại bằng chữ
Là sáng tạo của cá nhân mang dấu ấn của tác giả
Hệ thống thể loại:
Thế kỉ X-XIX
Chữ Hán: Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu
Chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu
Thế kỉ XX-nay
Trữ tình
Tự sự
Kịch
Các hình thức chữ cái
:
Chữ Hán: Văn học được viết bằng chữ Hán, đọc theo âm Việt.
Chữ Nôm: Chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra
Chữ quốc ngữ: ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La - tinh
Con người qua văn học VN
Con người vs tự nhiên
Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của nền văn học VN
Hương thơm bông sen, bông bưởi, sóng biển, cảnh mưa xuân,... = kỉ niệm của tình yêu
Thời trung đại, thiên nhiên gắn với đạo đức, thẩm mĩ. Ex:Tùng, cúc, trúc, mai = cao thượng; ngư, tiều, canh, mục = thanh cao, ẩn dật, không màng danh lợi của nhà nho
Thường có hình ảnh: núi và sông, đồng lúa và cánh đồng, vầng trăng và dòng suối, gió và mây, cây đa và bến nước,...
Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.
Con người vs quốc gia
Nhà yêu nước: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu
Tình yêu nước trong văn học dân gian: tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, sự căm ghét thế lực giày xéo quê hương
Tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, thơ đi sứ của các nhà nho,...
Phẩm chất tiên phong chống đế quốc của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỉ XX: tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam
Sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa
Con người vs xã hội
Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực là hai nội dung xuyên suốt nền văn học Việt Nam
Lên án tố cáo, phê phán chế độ chuyên quyền; bày tỏ sự thương cảm đối với những người bị áp bức, đòi tự do....
Văn học thể hiện ước mơ về sự công bằng, tốt đẹp
Biểu Hiện
Văn học Hiện đại: ước mơ xây dựng xã hội, giải phóng dân tộc và xây dựng cuộc sống mới
Là ước mơ của xã hội Nghiêu Thuấn giàu và hạnh phúc trong văn học trung đại
Văn học dân gian: ông Tiên, Ông Bụt, và những người giúp những người khó
Con người vs bản thân
Xu hướng của sự phát triển của văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, vị tha, thủy chung, yêu nước...
Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người.
Bài kết hợp ý thức đám đông và ý thức cá nhân
Trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, văn học để cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân nhưng cũng có những giai đoạn con người cá nhân được các nhà văn nhà thơ đề cao, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, 1930-1945 và văn học từ thời kỳ đổi mới 1986 đến nay.
Các hoàng cảnh khác cái cá nhân được đề cao
Trong cảnh đấu tranh chống giặc thì bài ghi về cải tạo thiên nhiên, con người việt nam đề cao ý thức cộng đồng
Quá trình phát triển của văn học viết VN
Trung đại X-XIX
Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với các vùng trong khu vực
Văn học chữ Hán
Xuất hiện từ thế kỉ X, tồn tại đến thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông như: Nho giáo, phật giáo, tư tưởng Lão Trang.
Tiếp nhận một phần quan trọng hệ thống thể loại và thi pháp cổ của văn học Trung Quốc
Nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Văn học chữ Nôm
Từ thế kỉ XV - đầu thế kỉ XIX. Ngừng giảng dạy chữ Hán tự vào 1950.
Có nhiều thành tựu lớn, cùng với sự xuất hiện và phát triển văn học chữ Nôm, các thể loại văn học truyền thống của dân tộc hình thành và phát triển mạnh, các tác phẩm của các tác giả lớn dễ dàng đến với nhân dân lao động.
Tác phẩm
Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều) gồm 3254 câu thơ
Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian, phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại.
Hiện đại XIX-XX
Khái niệm
nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ Kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, tiếp thu các tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá
tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ lấy việc viết văn, sáng tác là công việc chính
đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn, tác phẩm đi vào đời sống nhanh hơn, quan hệ giữa độc giả và tác giả thân thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn
thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… dần thay thế các thể loại cũ. Văn học trung đại không còn đóng vai trò quan trọng
thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.
Trước 1945
Nhiều nhà văn, nhà thơ của giai đoạn 1930-1945 cống hiến tài năng và sức lực cho cách mạng.
Thể loại nổi bật:
Văn học hiện thực: ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Văn học lãng mạn: khám phá, đề cao “cái tôi” cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân
Sau 1945
Văn học phản ánh
hiện thực xã hội
xây dựng cuộc sống mới
sự nghiệp đấu tranh
chân dung con người Việt Nam
1945 - 1975
Văn học diễn ra trong hoàn cảnh đấu tranh, giải phóng dân tộc
phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu.
Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục phát triển thơ và văn xuôi.
_ Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực, tiểu thuyết và truyện ngắn, bút kí
⇒ Nổi bật nhất là văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. Tạo dựng được một nền văn học có vị trí xứng đáng trong văn học toàn nhân loại.
bước vào thời kì đổi mới sâu sắc