Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN (Kĩ năng giao tiếp (Các cách ứng xử và…
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MN
Kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống
Sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ thể hiện ở mỗi giai đoạn là khác nhau.
Giai đoạn 3-4 tuổi: đây là giai đoạn hình thành hành vi bắt chước trong giao tiếp của trẻ. Bé sẽ quan sát và muốn làm theo các hành động của cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè. Vậy nên hãy cho trẻ thấy những cư xử tích cực.
Giai đoạn 4-5 tuổi: Bé biết tương tác với những người xung quanh bằng cách thể hiện mong muốn và suy nghĩ của bản thân. Trong giai đoạn này cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ giao tiếp.
Giai đoạn 5-6 tuổi: bé biết sử dụng các câu phức tạp, nhạy cảm với ngôn từ và ghi nhớ nhiều hơn các câu có cú pháp rõ ràng. Đây là lúc uốn nắn các câu và ngữ pháp cho trẻ.
Công cụ chính của giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể
Các cách ứng xử và giao tiếp với trẻ em mầm non mà giáo viên cần lưu ý
Sử dụng các chú rối để trò chuyện hay kể chuyện cho trẻ nghe.
Tập cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.
Cùng trẻ đọc sách, xem tranh. Kết hợp với việc hỏi han và trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt,…
Cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, bài đồn dao…nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ.
Hướng dẫn cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp như Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây? Và kiên nhẫn đợi bé trả lời câu hỏi.
Sử dụng các đồ dùng học tập, đồ chơi để làm phương tiện phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, các điệu bộ khi chơi,…)
Là mẫu những hành động khi giao tiếp kèm theo lời nói để trẻ học theo: chào, tạm biệt, đồng ý, cảm ơn,…
Khuyến khích trẻ bắt chước phát âm những từ mới. Giúp trẻ mở rộng câu.
Gọi tên trẻ và khuyến khích trẻ xưng tên cũng như gọi tên người khác khi giao tiếp.
Nói chuyện với trẻ trong quá trình dạy dỗ. Cần thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp.
Kĩ năng tự phục vụ
Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh
Thực trạng
Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào.
Nguyên nhân
Phía nhà trường: đa số bảo mẫu chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; không kiềm chế được bản thân để hướng dẫn cháu đến nơi đến chốn khi trẻ tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung khi được hướng dẫn mà để cho trẻ tự mày mò hoặc làm luôn giúp trẻ.
Phía xã hội: các ban ngành đoàn thể chưa quan tâm đúng mức, CNTT quá phát triển làm ảnh hướng đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
Phía gia đình: một số phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức, do kinh tế khá giả hoặc một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do kinh tế khó khăn; các em thiếu hụt về mặt tình cảm gia đình.
Biện pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ
Dạy trẻ càng sớm càng tốt
Phụ huynh nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho bé và các thành viên khác ở nhà cũng như ở trường, đồng thời giải thích cho bé việc đó để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. tránh làm thay trẻ.
Phụ huynh nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho bé và các thành viên khác ở nhà cũng như ở trường, đồng thời giải thích cho bé việc đó để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. tránh làm thay trẻ.