Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC (Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-…
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC
Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI- XVIII
TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút
Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển
Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ
TÌNH HÌNH THỦ CÔNG NGHIỆP
Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG NGHIỆP
Nội thương: ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển
Ngoại thương: phát triển mạnh
Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp, quan lại khám xét phiền phức, các chúa cũng xem đây là nguồn thu nhập lớn.
SỰ HƯNG KHỞI CỦA CÁC ĐÔ THỊ
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị
Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
Mở rộng, phát triển nông ghiệp
Bối cảnh lịch sử TK X-XV
Là thời kì của các triều đại:Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ
Đây là giai đoạn đầu của thế kỉ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kì đất nước thống nhất
Thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế
Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố
Phát triển thủ công nghiệp
Gồm:thủ công nghiệp trong nhân dân, thủ công nghiệp trong nhà nước
Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính, chất lượng sản phẩm tốt
Nhận xét: các ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kĩ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền
Mở rộng thương nghiệp (nội thương, ngoại thương)
Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp
Nguyên nhân: -nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển
-Do thống nhất tiền tệ, đo lường
-Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông nam á
Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các TK X-XV
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta
Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến
Năm 981, quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc, củng cố vững chắc nền độc lập
Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)
Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)
Năm 1258 – 1288 quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình, nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách của nhà Hồ chưa đạt được kết quả mong muốn thì quân Minh ồ ạt tiến sang xâm lược.
Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
Năm 1418, Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.
Thắng lợi tiêu biểu:
Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI- XVIII
SỰ SỤP ĐỔ CỦA NHÀ LÊ SƠ, NHÀ MẠC ĐƯỢC THÀNH LẬP
Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
Chính sách của nhà Mạc
Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
– Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lực quan lại.
– Xây dựng quân đội mạnhm để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra
– Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
– Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
– Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối.
– Nhà Mạc bị cô lập.
ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA CẮT
Chiến tranh Nam – Bắc triều (1545 – 1592)
– Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
– Năm 1533, Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
– Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất.
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627-1672)
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
– Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước
– Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
– Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.
Quá trình hình thành và phát triển (X-XV)
Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỉ X
Năm 938, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chuyển kinh đô về Hoa Lư.
Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi, lấy niên hiệu là Lê Đại Hành sau đổi là Thiên Phúc (Tiền Lê)
Tổ chức bộ máy nhà nước: quân chủ sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban (ban văn, ban võ, tăng ban)
Chia nước thành 10 đạo
Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ư nông
Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến (đầu TK XI-XV)
Tổ chức bộ máy nhà nước
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập- Lý Thái Tổ
Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Năm 1054, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc
Bộ máy nhà nước thời Lý,Trần, Hồ
Luật pháp và quân đội
Năm 1042,Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư(bộ luật đầu tiên)
Thời Trần: hình luật
Thời Lê: quốc triều hình luật (luật Hồng đức)
Quân đội được tổ chức quy củ (cấm binh, ngoại binh)
Hoạt động đối nội và đối ngoại
Đối nội
Quan tâm đến đời sống nhân dân
Đoàn kết với các dân tộc ít người
Đối ngoại
Với phương Bắc: giữ quan hệ hòa hiếu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc
Với các nước láng giềng (chăm pa, lào, chân lạp):có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh
Phong trào Tây Sơn và sự thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỈ XVIII
Kháng chiến chống quân Xiêm 1785
Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)
Năm 1744, Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp.
Năm 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.
VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc
Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp
Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức). Vương triều Tây Sơn thành lập
Năm 1792, Quang Trung qua đời
Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV
TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
Nho giáo
thời Lý Trần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối giáo dục thi cử, không phổ biến trong nhân dân
Thời Lê sơ được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.
Đạo phật
Thời Lê sơ: Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.
Thời Lý Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng
Đạo giáo
Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.
Một đạo quán được xây dựng
Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật
Giáo dục
Thế kỉ X – XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
Phát triển văn học
Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo
Sự phát triển nghệ thuật
Kiến trúc
Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long, thành Nhà Hồ, tháp Chăm
phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền
Điêu khắc
gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
Nghệ thuật sân khấu (chèo, tuồng, múa rối nước, ca múa nhạc
Khoa học kỹ thuật
Sử học: Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).
Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ
Quân sự: có Binh thư yếu lược
Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.
Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu
Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.