Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY KHXH Ở TIỂU HỌC (Nguyên tắc dạy học (Sự thống nhất giữa…
PHƯƠNG PHÁP DẠY KHXH Ở TIỂU HỌC
KHÁI NIỆM
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN DẠY HỌC
Là những định hướng cụ thể cho hành động, con đường hay phương pháp thực hiện. Với sự kết hợp của các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết thuộc lí luận dạy học, những cơ sở lí thuyết thuộc lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng vai trò của người dạy và người học trong quá trình dạy học
Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học
Quan điểm tiếp cận dạy học hay là góc nhìn, cách tiếp cận theo trường phái nào đó
BIỆN PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
BIỆN PHÁP DẠY HỌC: là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong dạy học
KĨ THUẬT DẠY HỌC: là cách làm, cách thức hành động của GV với HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: là những cách thức làm việc giữa GV và HS, nhờ đó mà HS nắm vững kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa GV và HS được thực hiện trong một trật tự quy định và một số chế độ xác định
Theo nhóm nhỏ
Dạy học các nhân
Dạy học cả lớp
Quan điểm tiếp cận dạy học
Quan điểm kế thừa và phát triển
Tiếp thu kinh nghiệm của những nền giáo dục tiên tiến
Bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp, cấp học và liên thông với chương trình của các môn khác
Bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình các môn học đã có của Việt Nam
Quan điểm giáo dục toàn diện
Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, thể hiện tính toàn diên, hiện đại và cập nhật
Quan điểm hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Tạo cơ sở cho học tập tiến lên
Tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục
Đảm bảo sự phát triển của người học
Quan điểm kết hợp lý thuyết với thực hành và phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Thông qua môn học, học sinh thấy được khoa học thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sông con người
Góp phần phát triển ở học sinh năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng
Môn KHXH góp phần gắn kết con người và cộng đồng, kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh và vận dụng các kiến thức vào thực tế đời sống
Nguyên tắc dạy học
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước
Khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận.
Hình thức tổ chức dạy học cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành,..
Làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn
Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích
Vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho họ nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy
Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.
Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự
Khi xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học, mối liên hệ giữa những tri thức trong bản thân của từng môn học và tính tích hợp tri thức của các môn
Phải hình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch một cách hợp lý hoạt động học tập của mình, thói quen lập dàn bài một cách logic.
Sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
.Hình thành cho người đọc những thao tác tư duy, những hành động thực hành, những biện pháp hoạt động sáng tạo...
Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau
Đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh
Giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ chủ định và không chủ định.Hình thành cho học sinh những kỹ năng tìm ra những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau
Giáo viên phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và học sinh phải tiến hành tự kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đều đặn, toàn diện
Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể
Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh
Giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và dưới sự chỉ đạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết
Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới
Đảm bảo tính cảm xúc tích cực .
Cần sử dụng trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.
Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học
Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện
Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học
Thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống công tác độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật
Hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình
Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường