Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Khái quát về văn Nghị luận (Nghị luận văn học (Mở bài (Giới thiệu tác giả,…
Khái quát về văn Nghị luận
Nghị luận
Khái niệm
Loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
Văn nghị luận xã hội
Nghị luận về tư tưởng đạo lý
Thân bài
Bình luận đánh giá (phản bác những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề bàn luận, nêu ý nghĩa vấn đề, mở rộng vấn đề)
Rút bài học nhận thức và hành động (từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì?, nhận ra vấn đề có ý nghĩa gì với tâm hồn, bản thân?, phải làm gì?)
Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bình luận (tại sao?, vấn đề dược biểu hiện như thế nào?, có thể lấy dẫn chứng nào để làm sáng tỏ?)
Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (giải thích khái niệm, nghĩa đen, mệnh đề)
Kết bài
Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã giải thích ở thân bài
Lời nhắn gửi đến mọi người
Mở bài
Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Khẳng định ý nghĩa, tính thời sự của hiện tượng đối với thời đại
Thân bài
Bàn luận
Tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng
Mở rộng, phản đề
Nêu biểu hiện của hiện tượng
Bài học nhận thức và hành động
Khẳng định tính nhân văn của hiện tượng
Rút ra bài học hành động cho bản thân
Giải thích hiện tượng
Cách hiểu về hiện tượng. Đánh giá hiện tượng: Tích cực
Mở bài
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống
Ghi lại câu nói hoặc hiện tượng được đưa ra trong đề bài
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
Thân bài
Nêu ra được vấn đề của tác phẩm và vấn đề được thể hiện thế nào
Ý nghĩa của vấn đề
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
Nêu bình luận của bản thân mình về vấn đề xã hội
Bài học được rút ra từ vấn đề xã hội (bao gồm nhận thức và hành động)
Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
Trích dẫn đoạn văn hay thơ nếu đề bài có nêu ra
Mở ra hướng giải quyết vấn đề
Kết bài
Đánh giá ngắn gọn và nói sơ về vấn đề xã hội đã bàn luận
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Đặc diểm
Luận cứ
Những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.
Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.
Luận cứ trả lời câu hỏi: Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
Luận điểm
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
Là một câu khẳng định
Thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
Lập luận
Khải niệm:
Suy luận, là một phương pháp quan trọng để nhận thức và tìm kiếm chân lý.
Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lý tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lý tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước.
Suy luận bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ và đó là điểm khác biệt với trực giác. Vì thế điều gì nhận biết được nhờ suy luận, thì có thể làm cho người khác hiểu trọn vẹn nó thông qua ngôn ngữ chuẩn xác. Khi bạn được nghe chứng minh một điều gì, bạn sẽ hiểu điều này như chính người đã chứng minh điều đó cho bạn.
2 loại lập luận
Lập luận để chứng minh một chân lý
Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.
Lập luận để thuyết phục
Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ.
Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.
Nghị luận văn học
Mở bài
Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
Dẫn bài thơ, đoạn thơ
Thân bài
Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý)
Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
Kết bài
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Khái niệm
Dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.