Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
GIA ĐÌNH - Coggle Diagram
GIA ĐÌNH
Vai trò của gia đình
Gia đình là " tổ ấm " đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ em phát triển, là nơi nương tựa của người già, nơi những người kiếm sống nuôi gia đình nghỉ ngơi sau những giờ lao động vất vả
1 gia đình được tổ chức tốt và giáo dục chu đáo sẽ góp phần cung cấp cho xã hội những công dân tốt
Tổ ấm gia đình như 1 pháo đài vững chắc để mỗi cá nhân được an toàn trước những cám dỗ của xã hội
Là bệ phóng tốt nhất để mỗi các nhân có thể hoà nhập vào xã hội và góp ích cho xã hội
Gia đình là đơn vị cơ bản, là tế bào cấu thành xã hội
Tuy nhiên, những bất hoà và xung đột trong gia đình cũng như chuyện vợ chồng, li hôn là những thực tế cuộc sống ––> Tác dụng xấu đến sự phát triển của trẻ em, đe doạ cướp đi những cơ hội giáo dục trẻ em
Mỗi thành viên trong gia đình đều phải hoàn thành nghĩa vụ của mình
Cha mẹ phải là người gánh chịu trách nhiệm lớn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, văn hoá, đạo đức...
Những tệ nạn xã hội do trẻ em mắc phải có thể tìm thấy từ những lỗi lầm của cha mẹ, của gia đình ấy, khi họ không làm tròn trách nhiệm của mình
Khái niệm về gia đình và hộ gia đình
Gia đình là 1 nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc con nuôi
Các thành viên của gia đình thường có chung những mục tiêu, giá trị và tài sản, đồng thời cùng gắn bó với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi về các mặt kinh tế, văn hoá, tình cảm
Những ràng buộc của các thành viên trong gia đình được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Gia đình được hình thành theo nhiều cách. Thông thường là qua hôn nhân. Ngoài ra, gia đình còn được hình thành qua việc sinh con và nhận con nuôi
Gia đình khác với hộ gia đình. Nếu như trong khái niệm gia đình nhấn mạnh tính huyết thống thì trong khái niệm hộ gia đình nhấn mạnh tính cùng cư trú và có quỹ thu chi chung
Hộ gia đình là 1 nhóm người cùng ở chung 1 cái nhà, có quỹ thu chi chung
Việt Nam có 3 loại hộ gia đình
Hộ gia đình bình thường
Hộ tập thể: gồm 1 số cán bộ, viên chức của cơ quan, xí nghiệp cùng sống tại 1 địa điểm nhưng không có quỹ thu chi riêng
Hộ độc thân là những người sống 1 mình
Phân định hộ gia đình cần phải căn cứ vào các đặc điểm
Hộ là 1 nhóm người chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc
Những người này cùng sống chung hay không cùng sống chung 1 mái nhà
Có chung 1 nguồn thu nhập và ăn chung
Cùng tiến hành sản xuất chung
Chức năng của gia đình
Sự tồn tại của 1 xã hội, 1 cộng đồng phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng
Tuy nhiên, nếu không nhận thức được sự phù hợp của mối quan hệ: dân số- tài nguyên- phát triển- chất lượng cuộc sống, thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực, nhất là trong điều kiện của Việt Nam- 1 đất nước đông dân, tài nguyên có hạn và kinh tế còn chậm phát triển
Chức năng chăm sóc
Được thể hiện qua việc chia sẻ tình thương yêu và quan tâm lẫn nhau.
Truyền thống cha mẹ dành hết tình thương và hi sinh cho con cái và con cái coi việc chăm sóc cha mẹ là trách nhiệm vẫn được giữ gìn ở Việt Nam
Trẻ em, người già, người ốm hay bị thương tật...đều cần sự chăm sóc, bảo vệ của những người trong gia đình
Chức năng kinh tế
Gia đình còn được coi là 1 đơn vị kinh tế mà trong đó mọi thành viên đều có nghĩa vụ , đặc biệt là cả vợ lẫn chồng, thoả mãn nhu cầu về vật chất, văn hoá, tinh thần và chăm sóc, bảo vệ đối với các thành viên trong gia đình
Hằng ngày mọi người trong gia đình phải đối mặt với những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần của chính họ: chỗ ở, ăn mặc, tình yêu, giải trí
Chức năng giáo dục và xã hội hoá
Là chức năng quan trọng của gia đình hỗ trợ sự phát triển về tình cảm và quan hệ xã hội của nhân cách trẻ em
Là chức năng quan trọng để chuyển từ con người sinh vật sang con người xã hội, hình thành nhân cách trẻ em
Việc đứa trẻ được học cách cư xử từ những tấm gương của những người trong gia đình đóng vai trò quan trọng đối với xã hội
Thiếu kiến thức đang là trở ngại cho việc nuôi dạy con cái của các bậc cha mẹ, nhất là những gia đình trẻ ở nông thôn
Chức năng văn hoá
Nhu cầu văn hoá và tinh thần của con người ngày càng cao, những sinh hoạt văn hoá truyền thống được phục hồi cũng góp phần đáp ứng các nhu cầu này
Quan hệ thân tộc, láng giềng được xiết chặt đã làm ấm lên mối quan hệ tình người
Các loại hình gia đình
Gia đình 1 thế hệ
Loại hình này chỉ có 2 vợ chồng. Là những gia đình không có con, do chưa muốn có con, hoặc chưa muốn sinh con, không có khả năng sinh con, chưa nhận con nuôi, không muốn có con, hoặc các con lớn đã lập gia đình riêng và không ở với bố mẹ
Gia đình hạt nhân
Là gia đình bao gồm bố, mẹ, và các con cái chưa xây dựng gia đình riêng
Trong xã hội hiện đại, loại hình gia đình hạt nhân rất phổ biến
Gia đình mở rộng
Là loại gia đình có trên 2 thế hệ cùng chung sống
Thường các gia đình mở rộng được hình thành khi bố mẹ già cùng chung sống với gia đình con trai hoặc con gái của họ
Trong xã hội cổ truyền, loại hình gia đình này rất phổ biến
Tại Việt Nam hiện nay, loại hình gia đình này có nhiều ở khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc ít người
Gia đình chỉ có bố hoặc mẹ
Là gia đình trong đó các con chỉ sống với bố mẹ. loại gia đình này tồn tại là do bố mẹ đã qua đời, li thân hoặc li dị
Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình, quy mô gia đình, chất lượng cuộc sống và những thay đổi đang diễn ra trong các gia đình ở Việt Nam
Những mối quan hệ trong gia đình
Mối quan hệ vợ chồng
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Mối quan hệ giữa ông bà và cháu, chắt
Mối quan hệ giữa anh chị em ( anh chị em ruột )
Mối quan hệ được thể hiện ở khía cạnh pháp lí, huyết thống và quan hệ xã hội. Chúng bao gồm các khía cạnh: quan hệ tình cảm, sự đồng thuận, tuổi tác, tính cách, kinh tế,...
Nguyên tắc cư sử chung trong gia đình là: con cái phải có trách nhiệm đối với người già, bố, mẹ; người lớn phải chỉ bảo cách cư xử và nêu gương sáng cho lớp trẻ noi theo: anh, chị, em phải có trách nhiệm giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau
Các mối quan hệ trong gia đình thể hiện ở sự hoà hợp , thông cảm, tin cậy, kính trọng, phụ thuộc lẫn nhau và linh hoạt, dễ thích ứng
Các thành viên trong gia đình cần cởi mở, trao đổi chân thành với nhau và giải quyết những khó khăn nảy sinh trong cuộc sống
Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống
Là số con trong gia đình hạt nhân
Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, 1 gia đình có 1 hoặc 2 con là gia đình nhỏ. Gia đình từ 3 trở lên là gia đình lớn
Chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đây đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực thực phẩm, vui chơi, giải trí,...cho nhu cầu con người ––> cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần
Chất lượng cuộc sống gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có quy mô gia đình
Những thay đổi đang diễn ra trong các gia đình Việt Nam hiện nay
Quy mô gia đình giảm dần, mức sống tăng lên đáng kể, địa vị của phụ nữ được nâng cao đã góp phần thay đổi thang bậc giá trị trong đời sống gia đình, vợ chồng
Trước kia tính ổn định của gia đình chủ yếu được đảm bảo bởi các mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vị giữa cha mẹ, con cái, ông bà
Ông bà chúng ta lấy nhau thường do cha mẹ xếp đặt
Ngày nay hôn nhân phần lớn được xây dựng trên cơ sở hiểu biết và yêu thương lẫn nhau
Tính ổn định của gia đình chủ yếu được đảm bảo thông qua mối quan hệ vợ chồng
Chia sẻ trách nhiệm, cần phải quan tâm, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, tăng cường sự đồng cảm và hiểu biết trong đời sống vợ chồng ––> thúc đẩy gia đình phát triển, nhưng nó cũng làm cho cuộc sống nhiều đòi hỏi hơn
Sự thay đổi về nhu cầu của cuộc sống, về quan niệm, lối sống, định hướng giá trị, các mối quan hệ...trong lớp trẻ cũng làm bố mẹ của họ lúng túng trong việc đối phó với những biến đổi này
Đặc điểm của các loại hình gia đình
Gia đình 1 thế hệ
Là loại hình gia đình chỉ có 2 vợ chồng
Là những gia đình không có con, do chưa muốn có con, hoặc chưa muốn sinh con, hoặc các con lớn đã lập gia đình và không ở với bố mẹ
Gia đình hạt nhân
Là gia đình bao gồm bố mẹ và con cái chưa xây dựng gia đình riêng
Trong xã hội hiện đại, loại hình gia đình hạt nhân rất phổ biến
Gia đình mở rộng
Là loại hình gia đình có trên 2 thế hệ cùng chung sống
Thường các gia đình mở rộng được hình thành khi bố mẹ già cùng chung sống với gia đình con trai hoặc con gái của họ
trong các xã hội cổ truyền, loại hình gia đình này rất phổ biến
Tại Việt Nam ngày nay, loại hình gia đình này có nhiều ở khu vực nông thôn, miền núi và các dân tộc ít người
Gia đình chỉ có bố hoặc mẹ
Là gia đình trong đó các con chỉ sống với bố hoặc với mẹ
Loại gia đình này tồn tại là do bố hoặc mẹ đã qua đời, li thân hoặc li dị