Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ai đã đặt tên cho dòng sông - Coggle Diagram
Ai đã đặt tên cho
dòng sông
Giá trị
Giá trị nội dung
Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương.
Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rất nhiều ánh lửa, Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu,…
Giải thưởng
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1980.
Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008
Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế (1998-2003).
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2007.
Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015)
Ông là người học rộng, hiểu sâu, tinh thông nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phong cách nghệ thuật
Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.
Tác phẩm
Xuất xứ
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên.
Bố cục đoạn trích
Phần 1 (từ đầu … quê hương xứ sở): hành trình của dòng sông Hương
Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca
Tác phẩm"Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương
Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của tác phẩm.
Phần 2 và 3 là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương
Phân tích đoạn trích
Ở thượng nguồn
Vừa thơ mộng, trữ tình (dịu dàng và say đắm giữa…đỗ quyên rừng).
Sông Hương vừa mang vẻ đẹp phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, tự do (một trường ca, rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, cô gái Di-gan, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng)
Ở ngoại vi thành phố
Sông Hương mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình (người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…đầy hoa dại)
Chủ động, mãnh liệt, duyên dáng với hành trình tìm kiếm tình yêu (chuyển dòng liên tục, vòng giữa, uốn mình, chuyển hướng, vòng qua, đột ngột vẽ, ôm lấy,…)
Trầm mặc, cổ kính (Giữa đám quần sơn…như triết lí, như cổ thi); bình dị (mặt nước phẳng lặng…bát ngát tiếng gà).
Ở trong thành phố Huế
Thủy chung, chỉ thuộc về một thành phố duy nhất là Huế
Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi (kéo nét thẳng thực yên tâm, vui tươi hơn, uốn cánh cung rất nhẹ…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu)
Có điệu chảy slow tình cảm dành riêng cho Huế.
Khi rời khỏi thành phố
“Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”
Sông Hương trôi đi chậm, thực chậm → an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự biến đổi chóng mặt của thời gian.
⇒ Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa là liên tưởng độc đáo thú vị đậm màu sắc văn chương.
Vẻ đẹp lịch sử
Chứng nhân lịch sử
Gắn bó với mọi biến cố của Huế
"dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám."
Vẻ đẹp văn hóa
Sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế.
"dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ (mang nhiều sắc thái khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu…)."