Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG: TRẺ EM (CHÚ Ý (Dễ bị phân tâm, Dễ dàng bị thu hút…
ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI DÙNG:
TRẺ EM
NHÌN
Nhận thức các đối tượng bằng các hình dạng
Có khả năng nhận biết được khuôn mặt
Dựa vào kinh nghiêm, có thể biết phải làm gì với 1 đối tượng
Ý nghĩa của màu sắc thay đổi theo từng văn hóa
ĐỌC
Độ tuổi này trẻ con chưa biết đọc hoặc đọc 1 cách rất chậm
Có thể đọc được nhưng không hiểu được
Nếu sử dụng văn bản, nên sử dụng đoạn văn bản ngắn kết hợp với hình ảnh
NHỚ
Nhận dạng thì dễ dàng hơn nhớ lại
Trẻ con ít mắc lỗi hơn trong việc nhớ lại
Luôn luôn quên
NGHĨ
Xử lý thông tin tốt hơn khi được chia nhỏ
Lơ đãng là triệu chứng rất phổ biến
Có thể từ chối nhận thức
Kể chuyện là cách tốt nhất để thể hiện thông tin
Trẻ con học tốt nhất qua các ví dụ
Có thể tập trung hơn bằng cách yêu cầu trẻ em đưa ra những phản hồi liên tục
CHÚ Ý
Dễ bị phân tâm
Dễ dàng bị thu hút bới video, âm thanh, hình ảnh lớn, màu sắc, chuyển động
Thông tin quan trọng, cần làm nổi bật nó
Việc sản phẩm dễ thực hiện khiến trẻ con dễ mắc lỗi hơn do không còn chú ý nữa
Xây dựng 1 tín hiệu mạnh (âm thanhm, hình ảnh,...) khi 1 sự vật hiếm gặp xảy ra
Sự chú ý kéo dài khoảng 7-10ph
Chỉ chú ý đến những tín hiệu nổi bật
Câu chuyện, tiếng động lớn cũng gây thu hút
ĐỘNG LỰC CỦA TRẺ CON
Càng gần mục tiêu, động lực càng lớn
Phần thưởng là động lực
Tìm kiếm thông tin càng dễ dàng, càng muốn tìm thêm thông tin
Hình thành thói quen mất nhiều thời gian
Cung cấp cho trẻ một nhiệm vụ nhỏ, dễ làm, thay vì một công việc phức tạp
Cung cấp cho trẻ một lý do để trở lại và thực hiện nhiệm vụ mỗi ngày hoặc gần như mỗi ngày.
CẢM NHẬN
Có 7 cảm xúc cơ bản
Câu chuyện kể giúp trẻ có thêm cảm xúc
Luôn mong muốn sự ngạc nhiên, bất ngờ
Âm nhạc nhẹ nhàng giúp mang lại sự thoải mái
QUYẾT ĐỊNH
Trẻ chú yếu đưa ra quyết định 1 cách vô thức
Trẻ con cũng thích được kiểm soát
Tâm trạng ảnh hướng đến việc đưa ra quyết định
SAI LẦM
Trẻ con dễ mắc sai lầm
Đưa ra chỉ dẫn, thông báo khi trẻ mắc sai lầm giúp trẻ sửa lỗi nhanh hơn
Trẻ con thường có xu hướng thăm dò hoặc khám phá lỗi (ngẫu nhiên thực hiện 1 thao tác nào đó, không có mục đích) do thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng thiết bị
Khi căng thẳng dễ mắc sai lầm hơn so với trạng thái bình thường
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
Độ tuổi nhỏ: 2-5 tuổi
Là người sử dụng sản phẩm nhưng không phải là người mua sản phẩm
Kinh nghiệm xã hội ít
Trình độ học vấn thấp
Mức độ hài lòng của sản phẩm còn đơn giản
Không nhận thức được thông tin sai lệch
KẾT LUẬN
Khi tạo ra 1 ứng dụng, sản phẩm dành cho lứa tuổi trẻ con cần
Nên sử dụng nhiều hình ảnh thân thuộc, dễ hình dung: công chúa, ô tô, xe, người máy, siêu nhân, búp bê hoặc hình ảnh dễ thương, đáng yêu (hình dáng tròn, bo tròn, vuông,...)
Nên sử dụng những âm thanh vui nhộn: tiếng cười, tiếng nói phù hợp với độ tuổi: giọng ấm, dễ nghe, không mang tính đe dọa hoặc những âm thanh dễ nghe: tiếng nhạc không lời, tiếng hát quen thuộc
Nên sử dụng video hợp với độ tuổi trẻ em, những video lồng ghép câu chuyện để thu hút sự chú ý và có thể kết hợp với các nhân vật quen thuộc mà trẻ đã biết (elsa, người nhện,...)
Không nên sử dụng 1 đoạn text thông báo dài để chỉ dẫn trẻ. Nên sử dụng hình ảnh, âm thanh hoặc video hướng dẫn để trẻ không mắc sai lầm
Nên sử dụng những icon, biểu tượng quen thuộc để trẻ có thể hiểu ý nghĩa biểu tượng, tránh mắc sai lầm
Có thể phản hồi, tương tác với trẻ nhiều hơn trong ứng dụng để khiến trẻ phải suy nghĩ và tập trung sự chú ý
Thông tin càng được chia nhỏ, đơn giản hóa càng tốt. Có thể thông báo thông tin bằng giọng nói, hoặc hình ảnh để trẻ hình dung được rõ ràng và tránh mắc sai lầm
Thông tin quan trọng cần được làm nổi bật, rõ ràng, có thể kết hợp với âm thanh, chuyển động để thu hút trẻ
Màu sắc sặc sỡ, sử dụng màu tương phản cao là hợp lý >> đối với trẻ em việt nam, những màu sắc nên được sử dụng chủ yếu là đỏ, vàng, lam, lục,...
Yêu cầu: cần đưa ra thông tin đúng, đầy đủ, hợp lý với trẻ vì trẻ chưa thể tiếp nhận thông tin 1 cách có chọn lọc >> tạo sự tin tưởng cho phụ huynh khi để trẻ 1 mình trải nghiệm sản phẩm
Một số hình ảnh, âm thanh đã vào bộ nhớ dài hạn thì khó thay đổi. Nên không nên thay đổi những thứ như vậy ( đèn xanh là đc đi, đèn đỏ là dừng lại, bạch tuyết là xinh đẹp,...)
Luôn kích thích trẻ bằng việc lặp lại hành động quen thuộc kết hợp với xây dựng những thử thách mới
Có những phần thưởng để kích thích trẻ
Đưa ra chỉ dẫn, lối tắt để trẻ tránh mắc sai lầm khi sử dụng
Tránh căng thẳng cho trẻ khi sử dụng ( bằng cách sử dụng âm nhạc, màu sắc, hình ảnh,...)
Đưa cho trẻ nhiều lựa chọn giúp trẻ thoải mái và dễ dàng lựa chọn hành động của mình
Có thể tạo ra sản phẩm trong đó nhân vật tương tác trực tiếp được với trẻ để tăng trải nghiệm và tạo cảm giác hài lòng, thỏa mãn cho trẻ
CÓ TÍNH XÃ HỘI
Có xu hướng mô phỏng hành động
Trình bày các thông tin thông qua âm thanh và/hoặc video giúp trẻ tiếp nhận thông tin tốt hơn.
Tiếng cười giúp liên kết mọi người với nhau
PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN
Thường là mobile hoặc ipad
Trẻ con ít khi sử dụng PC để sử dụng cho mục đích vui chơi, giải trí hoặc học tập