Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG (KHEN NGỢI MÀ…
NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG
KHEN NGỢI MÀ KHÔNG TÂNG BỐC
How?
Giúp trẻ thấy được khả năng và thành tích của mình bằng cách MÔ TẢ chi tiết những gì trẻ làm được để giải phóng sự sáng tạo của con
Hạn chế sử dụng những từ ngữ chung chung như: Đẹp quá, Ngoan quá, Tuyệt vời, Rất tốt, Thiên tài, Thông minh, Giỏi giang....
Mô tả trước khi buông lời khen (chu đáo, trung thực, sáng tạo) để lời khen thấm sâu và đọng lại trong tâm trí trẻ
Không so sánh trẻ với nhau và không khen một trẻ là "Nhất". Nếu bắt buộc, hãy nhận xét một cách KHÁCH QUAN, MÔ TẢ lại thành tích của trẻ xuất sắc. Nếu làm vậy: Trẻ được khen sẽ không cảm thấy mình là "ngôi sao" và sẽ tiếp tục cố gắng vì mục tiêu hoàn thiện bản thân và chinh phục thử thách chứ không phải chỉ đơn thuần để giữ ngôi vị Quán quân. // Trẻ khác không cảm thấy yếu kém, và có thể tự đánh giá tiêu chuẩn của chính mình.
WHY
Lời khen tâng bốc khiến trẻ lo lắng, không theo kịp kỳ vọng và phản ứng trái ngược để chứng minh người lớn đã sai.
Lời khen trơn tru mang nghĩa tán tụng, tâng bốc khiến trẻ không thoải mái, ngại ngùng, thậm chí nhàm chán nhưng đến lúc không được nghe khen thì trở nên chới với, kém tự tin
Lời khen mang nghĩa đánh giá khiến trẻ không tin vào chính mình và trở nên lệ thuộc - làm việc tốt chỉ vì mục đich để được ghi nhận.
Lời khen mang tính đánh giá sẽ ngăn cản quá trình sáng tạo của trẻ
Việc học sẽ đạt hiệu quả nhất khi trẻ toàn tâm toàn ý vào việc chúng đang làm chứ không phải khi chúng cứ mải lo lắng đoán xem người khác sẽ phán xét ntn.
Ví dụ
Mẹ thấy con đã cố gắng hết sức cho bài kiểm tra dù con đang mệt này. => Giúp trẻ tin vào khả năng của bản thân thay vì quá chú trọng vào điểm số và sự ghi nhận của người khác vì với trẻ được điểm cao đã là một sự thoả mãn rồi
Thay vì khen bức tranh của con "Đẹp quá, con vẽ như hoạ sĩ ấy!" => Hãy nói "Mẹ xem rồi. Mẹ thấy một chiếc thuyền trôi trên hồ, cả cái cây thật to, rồi...nữa này!" => Kích thích sự sáng tạo, hướng trẻ tiếp tục quay lại công việc vẽ mình ưa thích thay vì thoả mãn vì được mẹ ghi nhận
Thay vì khen "Con đã chuẩn bị mọi thứ rất tốt đấy" => Hãy nói " Mẹ thấy con đã sẵn sàng để mai đi học rồi đấy. COn đã làm xong bài tập về nhà này, chuốt bút chì ròi này,....và thậm chí còn...luôn. => Trẻ sẽ tự hào vì mình đã biết cách sắp xếp và lên kế hoạch trước
Con được điểm 10 thay vì nói "Quá tuyệt! Mẹ rất tự hào về con" Hãy nói "Điểm số này chứng tỏ con đã học hành rất chăm chỉ. Chắc con cảm thấy tự hào lắm nhỉ" => Giúp con nhìn thấy sức mạnh của con và thêm tự hào về thành tích của mình
"PHÊ BÌNH" MÀ KHÔNG GÂY TỔN THƯƠNG
HOW
Mô tả cái đúng trước khi chỉ ra những gì cần làm
Mô tả cái đã làm trước khi chỉ ra cái cần phải hoàn tất
Nếu con vẫn không sửa đổi, hãy bày tỏ thẳng thắn cảm xúc, niềm mong mỏi của bạn
Giữ thái độ khách quan, đứng về phía con khi đưa ra ý kiến của mình.
Why?
Lời phê bình khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và nản lòng
Phê bình đơn thuần không giúp trẻ thấy được lỗi sai mà khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân và ý chí quyết tâm.
Nếu người lớn chỉ trích / nhắc đi nhắc lại sai lầm (một cách phán xét) của trẻ sau mỗi lần trẻ làm sai => trẻ sẽ bắt đầu tin điều đó là sự thật.
Làm thế nào để giúp trẻ khắc phục lỗi sai cố hữu
Các bước cụ thể
Bước 1: Tìm cơ hội cho học sinh thấy một bức tranh mới về bản thân chúng (Để ý và Mô tả khách quan khi trẻ làm được điều tích cực)
Bước 2: Đặt học sinh vào những tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi. Tạo cơ hội cho học sinh làm điều đúng đắn
Bước 3: Cố ý cho học sinh nghe thấy bạn đang nói gì đó tích cực về chúng
BƯớc 4: Lập khuôn mẫu hành vi mà bạn muốn thấy ở trẻ => Làm mẫu
Bước 5: Nhắc lại cho trẻ nhớ những thành tích mà chúng từng đạt được.
Cuối cùng: Nếu trẻ vẫn hành xử theo kiểu cũ, Bày tỏ thẳng thắn cảm xúc, niềm mong mỏi của bạn
Ví dụ: Xem P254
Ví dụ
Thay vì nói " Sắp trễ học rồi mà con còn chưa đi giày, chưa chải tóc...." Hãy nói " COn sắp xong rôì đó. Con đã thay quần áo này, đi tất rồi này, giờ chỉ cần... là mẹ con mình tới trường"
Ví dụ dành cho giáo viên khi một học sinh có câu trả lời ngô nghê " Ong là một loài chim" và các bạn khác nhao nhao để đưa ra câu trả lời đúng => Cách xử lý : Hỏi trẻ Điều gì khiên em nghĩ Ong là chim ? Trẻ đưa ra câu trloi. Hỏi trẻ khác điểm khác nhau giữa chim và ong và để trẻ tự nhận ra Ong ko fai loài chim mà là côn trung => Giúp trẻ ko tự ti và hạn chế sự chế giễu của các bạn khác trong lớp, điều hướng đươc không khi lớp học.
MỐI LIÊN HỆ THIẾT YẾU GIỮA CẢM XÚC VÀ HÀNH VI
Khi trẻ cảm thấy dễ chịu, chúng sẽ cư xử đúng mực. Vì vậy chta cần phải chấp nhận cảm xúc của chúng
Trẻ cần được thừa nhận cảm xúc
Làm thế nào
NÊN
không nên
Những câu nói hữu ích cha mẹ nên dùng để giúp trẻ xử lý cảm xúc của mình
...đúng là bực thật! Nó khiến con muốn....đúng không? Mỗi khi nào con cảm thấy thế thì hãy hét lên "Mẹ ơi, Con bực mình quá. Mẹ giúp con đi" Rồi mẹ con mình sẽ cùng nhau tìm hiểu xem có chuyện gì nhé!