“Những ngày tháng gian khổ hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn nhà thơ”
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa/Quân đi lớp lớp động cây rừng/Và bài thơ ấy, con người ấy,/Vẫn sống muôn đời với núi sông”-Lam Giang
“Những địa danh vừa đọc lên đã thấy mỏi gối, chùn chân”
“Con sông theo suốt bước đường hành quân của người lính”
“Nghệ thuật hài thanh: sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở, thanh bằng tạo nên sự thơ mộng”
“Tấm lòng thơm thảo”
“Một thời hi sinh nhưng hào sảng”
“Tráng lệ hóa sự hi sinh, làm cho câu thơ bi mà không lụy, giảm bớt sắc thái đau buồn”
“Khúc nhạc thiêng liêng mà con sông nhân chứng cất lên tiễn đưa nguời lính về đất mẹ”
“Làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm”
“Đèo cao thì mặc đèo cao/Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo”
“Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật/ Đâu còn tươi nữa những ngày qua.”
“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa/Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng/Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/Hồn muời phương phất phơ cờ đỏ thắm”- Ngày về (Chính Hữu)
“Sống giản dị, chết bình tâm”
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/Nhưng nếu ai cũng tiếc tuổi hai mươi/Thì còn chi Tổ quốc.” – Thanh Thảo