Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC MÔN XÃ HỘI (Dạy học cả lớp (Những điểm cần lưu ý…
CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC MÔN XÃ HỘI
Dạy học cả lớp
Tác dụng
Giúp giáo viên có điều kiện cung cấp lượng thông tin nhiều hơn,đối tuogwj cung cấp thông tin là học sinh cũng lớn hơn
Tạo điều kiện để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic
Khái niệm
Là hình thức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học
Những điểm cần lưu ý
Bằng lời nói,câu hỏi hấp dẫn,giáo viên đảm bảo sự thu hút của toàn thể học sinh ở mọi vị trí lớp
Không sử dụng hình thức này trong toàn bôj tiết học
Cần kết hợp với các hinhf thức dạy học khác
Cần lưu ý tới những học sinh cần được quan tâm để đảm bảo mọi học sinh đều được lĩnh hội tri thức
Giaos viên phải đứng ở vị trí mà mọi học sinh đều được thấy rõ nhất
Hướng dẫn của giáo viên phải rõ ràng,mạch lạc,đầy đủ thông tin
Hoạt động trong giờ học chủ yếu là giáo viên, học sinh làm việc ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Được sử dụng ở đa số các tiết học
Thời gian dạy không chiếm trọn vẹn cả tiết, mà chỉ chiếm ít phút để giáo viên truyền đạt thông tin, hướng dẫn học tập hay tổng kết
Dạy học theo nhóm
Là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học
Khai thác được trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời học sinh được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể
Tác dụng
Tạo điều kiện cho học sinh lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn học để bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình
Là dịp để học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập, làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác,phối hợp với các bạn khác
Giáo viên có điều kiện tập trung quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình học tập
Là cơ hội để học sinh tập dượt chỉ huy người khác
Những điểm cần lưu ý
Nên duy trì nhóm nhỏ từ 3-5 học sinh
Nên sử dụng trong các hoạt động lao động, vui chơi
Luôn thay đổi cách chia nhóm, tránh sử dụng một nhóm cố định
Dạy học cá nhân
Là hình thức dạy học chú ý tới hoạt động của một cá thể học sinh.
Đối lập với hình thức "truy bài"
Tác dụng
Tâm lý học hiện đại cho rằng, chỉ có hoạt động tích cực của cá nhân mới là cơ sở của sự hình thành toàn bộ nhân cách của học sinh
Tạo ra sự bình đẳng để mỗi học sinh có sự phát triển theo năng lực và sở trường của mình
Giúp học sinh có thể theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để học sinh giỏi học giỏi hơn nữa
Những điểm cần lưu ý
Để thực hiện có kết quả, ngoài nghệ thuật phối hợp, điều hành hợp lý các hoạt động của lớp, không thể thiếu sự đóng góp của các tài liệu, phương tiện dạy học, đặc biệt là phiếu học tập, tuy nhiên cần sử dụng hợp lý các loại phiếu học tập
Giáo viên nên nói vừa đủ để 2 người nghe, không làm ảnh hưởng đến các học sinh khác và khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình
Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài(3 đến 5 phút) để có điều kiện dạy học cho số đông cả lớp
Dạy học ngoài thiên nhiên
Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, gây hứng thú cho học sinh
Thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống
Nhiều bài học có thể tiến hành ngoài thiên nhiên như
+cuộc sống xung quanh
+một số cây trồng vật nuôi
+các dấu hiệu của thời tiết
+xác định phương hướng mặt trời
+tìm hiểu về hệ thống biển báo giao thông đường bộ
Tác dụng
Giúp học sinh quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà không cần đồ dùng dạy học, hoặc lời miêu tả nào của giáo viên có thể sánh được về mặt trực quan, từ đó hình thành cho các em các biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới tự nhiên- xã hội xung quanh
Những điểm cần lưu ý
Tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian học có hạn
Chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện dạy học ngoài lớp và đặc điểm nhận thức của học sinh
Dự kiến yếu tố thời tiết tại địa điểm diễn ra tiết học để chủ động kế hoạch dạy học
Tham quan
Là một hình thức dạy học ngoài lớp giúp học sinh tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
Một số điểm cần lưu ý
Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của học sinh thuận lợi
Dự kiến trước các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có kế hoạch khắc phục
Quy định về kỉ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan
Phổ biến trước nhiệm vụ học tập cho cả lớp
Cuối đợt giáo viên tóm tắt kết quả tham quan
Tổng kết tham quan có thể diễn ra dưới hình thức đàm thoại giữa giáo viên và học sinh
Một số địa điểm tổ chức tham quan
Cơ sỏ ý tế, hành chính, kinh tế, văn hóa ở địa phương
Di tích lịch sủ và các nhà bảo tàng
Đồng ruộng và khu chăn nuôi
Các cơ sở sử dụng nguồn năng lượng phổ biến
Trò chơi học tập
Tác dụng
Phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lực và sáng tạo của học sinh
Các bước tiến hành
Bước 1:Lựa chọn trò chơi. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp
Bước 2:Giới thiệu và giải thích trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi, luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh
Bước 3:Tổ chức, tiến hành chơi
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Một số điểm lưu ý
Phải phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học, phải phục vụ thiết thực cho bài học
Phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh
Gây được hứng thú cho gọc sinh và thu hút được nhiều em tham gia
Không được tốn kém về thời gian, sức lực và vật chất
Cần có luật chơi đơn giản