Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
phương tiện dạy học cơ sở khoa học tự nhiên ở tiểu học (Nguyên tắc (Ptdh…
phương tiện dạy học cơ sở khoa học tự nhiên ở tiểu học
bản đồ và lược đồ
khái niệm
bản đồ là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ Trái Đất hoặc mộ bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về đối tượng
các loại thường dùng
bản đồ, lược đồ giáo khoa treo tường
bản đồ lược đồ trong sách giáo khoa
cách dùng
hình thành và phát triển năng lực xác định phương hướng trên bản đồ
hình thành và phát triển kĩ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng trên bản đồ
hình thành và phát triển kĩ năng đọc bản đồ
bước 1: đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì
bước 2: xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ
bước 3: tìm vị trí đối tượng lịch sử và địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu
bước 4: quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm chính của đối tượng
bước 5: xác lập mối quan hệ đơn giản giữa các yếu tố thành phần như địa hình và khí hậu, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người
ví dụ: bài '' địa hình và khoáng sản'' địa lý lớp 5
bước 1: đọc tên bản đồ: bản đồ địa hình Việt Nam
bước 2: xem chú giải để biết các dãy núi, tìm hiểu tên, vị trí
bước 3: điền vào phiếu học tập
tên những dãy núi hướng Tây bắc- đông nam
tên những dãy núi hình cánh cung
bước 4: quan sát các hướng núi và sự phân bố các dãy núi rồi nhận xét
Tranh ảnh, sơ đồ
Tranh ảnh
Các loại tranh ảnh thường dùng
Phân chia theo nguồn gốc
Tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa
Tranh ảnh do gv và HS sưu tầm
Phân chia theo nội dung
Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng tự nhiên
Tranh ảnh về các cơ quan trọng cơ thể người
Cách sử dụng
Hướng dẫn và giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong tranh ảnh
Gv tạo cơ hội và thời gian để các em quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra kết quả mà mình tự quan sát được
Hướng dẫn HS quan sát kĩ các hiện tượng sự vật được vẽ hoặc chụp bằng các câu hỏi cụ thể. Ví dụ: em thấy trong tranh vẽ gì?
Khái niệm
Là những tranh vẽ hay ảnh chụp được sử dụng làm phương tiện dạy học
Sơ đồ
Các sơ đồ thường dùng
Sơ đồ các mối liên hệ: sơ đồ nguyên nhân gây ra bệnh giun,....
Sơ đồ cấu tạo của các sự vật: sơ đồ các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người,...
Sơ đồ các chu trình diễn ra trong tự nhiên: vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên,....
Cách sử dụng
Bước 2: đọc tên sơ đồ để biết được nội dung của sơ đồ
Bước 3: tìm hiểu kĩ thông tin và hình vẽ để hiểu được mqh giữa các yếu tố và rút ra kết luận
Bước 1: nắm được mục đích làm việc với sơ đồ
Khái niệm
Sơ đồ là bức vẽ đơn giản để biểu diễn những nét chính của 1 sự vật hiện tượng nào đó
Vai trò
Đối với hs
Gây hứng thú nhận thức cho hs
Củng cố mở rộng đào sâu tri thức mà hs đã lĩnh hội được
Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp các hiện tượng
Giúp HS thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng 1 cách sinh động, đầy đủ và chính xác
Đối với giáo viên
Có điều kiện thuận lợi để thiết kế tổ chức các hoạt động học tập cho HS 1 cách đầy đủ, sâu sắc sinh động
Khái niệm
Ptdh là 1 tập hợp những đối tượng vật chất và phi vật chất được gv sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của hs giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy
Nguyên tắc
Ptdh phải đảm bảo tính thẩm mĩ trực quan
Cần tăng cường sử dụng các ptdh hiện đại
Ptdh phải sử dụng đúng lúc đúng chỗ và đủ số lượng
Luôn tích cực, tìm tòi, sưu tầm tự làm đồ dùng học tập
ptdh phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học
Linh hoạt phối hợp các phương tiện dạy học khác nhau
Ptdh phải là công cụ để gv tổ chưc chỉ đạo các hoạt động
Quả địa cầu
Khái niệm
Là mô hình thu nhỏ của trái đất.Trên quả địa cầu, tất cả những đặc điểm về hình cầu, về kinh tuyến, vĩ tuyến, phương hướng đều được giữ nguyên gần đúng với thực tế
Các loại địa cầu thường dùng
Quả cầu đại lí tự nhiên: là quả địa cầu, trên đó người ta in bản đồ tự nhiên thế giới
Quả cầu địa lí chính trị: là quả địa cầu, trên đó người ta in bản đồ chính trị thế giới
Cách sử dụng
Sử dụng quả địa cầu để dạy những nội dung đại cương về trái đất
Sử dụng quả địa cầu để dạy những nội dung về địa lí thế giới
Vai trò
Phương tiện rèn luyện kĩ năng như đọc tên, vị trí các nước, châu lục và khai thác tri thức
Phát huy tính tích cực, tư duy, ham tìm tòi chiếm lĩnh các tri thức
Nó là quyển sách thứ hai
Ví dụ:Địa lí lớp 5 'Các đại dương trên thế giới
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ,phát cho mỗi nhóm 1 quả địa cầu và yêu cầu hs thực hiện 2 nhiệm vụ
Thực hành quay quả địa cầu theo chiều quay của trái đất
Quan sát quả địa cầu tìm tên gọi, vị trí các đại dương rồi hoàn thành vào bảng gồm:tên đại dương, giáp với các châu lục, giáp với các đại dương
Vật thật và mẫu vật
Ví dụ
Vật thật: cây và các bộ phận của cây, một số con vật...Nhiệt kế, la bàn, hộp khoáng sản...
Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng ... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy.
Mẫu vật ép: cây và một số bộ phận của các cây nhỏ, một số loài bướm...
Mẫu vật nhồi: Một số loài chim, thú...
Khái niệm
Vật thật: là những vật của môi trường tự nhiên và xã hội được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học.
Mẫu vật: là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép hoặc nhồi...
Mô hình
Các mô hình thường dùng
Mô hình tĩnh : Các trận đánh trong lịch sử,...
Mô hình động : Mô hình chuyển động của TRái Đất,..
Ví dụ :Mô hình bộ xương người
Mục tiêu : Học sinh nhận biết và nói tên một số xương của cơ thể người
Cách tiến hành
GV yêu cầu học sinh quan sát mô hình kết hợp với hình vẽ trang 6 SGK TN-XH lớp 2 trả lời các câu hỏi
Hình dạng và kích thước các khớp xương có khác nhau không ?
Hộp sọ,lồng ngực, cột sống có tác dụng gì?
Chỉ và nói tên một số xương và khớp xương
Các khớp xương: khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.... có vai trò gì?
Số xương trong cơ thể người có nhiều hay ít? Khoảng bao nhiêu cái?
Kết luận : Bộ xương của cơ thể người gồm rất nhiều xương với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung nâng đỡ các cơ quan quan trọng của cơ thể như: não, tim, phổi.Nhỡ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được
Khái niệm
Mẫu hình là hình mẫu thu nhỏ trong không gian để biểu thị một vật hoặc mô tả một quá trình , sự kiện
Các phương tiện nghe nhìn thông dùng
Các phương tiện nghe nhìn thường dùng
Thiết bị ghi, đọc tiếng băng từ/ máy ghi âm
Máy chiếu qua đầu
Máy chiếu hình đa phương tiện
Máy tính và mạng máy tính
TV/Video/DVD
Khái niệm
Phương tiện nghe nhìn là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học
Ví dụ : Có thể sử dụng máy tính qua đầu với các việc
Trình bày các khái niệm, sự kiện,..
Đề cương hay tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học
Trình bày hình vẽ, biểu bảng, mô hình hay tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ,...
Có thể phóng to các bộ phận của cây, các bộ phận trong cơ thể khi học sinh học môn TN-XH, Khoa học
Phương tiện dạy học tự làm
Tác dụng
Huy động trí tuệ của GV giúp GV tiếp cận môn học tốt hơn
Hạn chế hiện tượng dạy chay, học chay, và góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Rè luyện kí năng khéo léo và giáo dục tình yêu lao đôngh trân trong sản phẩm lao động mà minhgf làm ra cũng như sản phẩm của người khác ỏ học sinh
Tận dụng nguồn phế thải, ngồn nguyên liệu sẵn co làm phương tiên dạy học
HS có thể học tập thông qua thực hành
khái niêm
Là phương tiện dạy học do GV hoặc HS sưu tầm, tích lũy hay thiết kế hoặc tự tay chế tạo