Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TRONG KNTN (Kĩ thuật mảnh ghép 123455 (Tác dụng…
CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TRONG KNTN
Kĩ thuật mảnh ghép
Tác dụng
Kích thích sự tham gia tích cực của HS
Nâng cao vai trò cá nhân trong hợp tác, giúp HS phát triển năng lực: hợp tác, giao tiếp,...
Nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
Cách tiến hành
Bước 2, tiến hành
Vòng1, nhóm chuyên gia: lớp học được chia thành các nhóm ( 3-6 người 1 nhóm), mỗi nhóm được giao 1 nhiệm vụ với nội dung học tập khác nhau. Mỗi cá nhân làm việc độc lập vài phít ghi lại các ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo tất cả HS được đưa ra ý kiến và đều trở thành 1 chuyên gia.
Vòng 2, nhóm mảnh ghép: Hình thành nhóm mới, các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày các ý kiến đã được thảo luận ở vòng 1 cho mọi người nghe( thư kí ghi lại kết quả)
Bước 3, báo cáo kết quả
Ở mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có thành viên lên trình bày kết quả thảo luận
Nhóm khác nhận xét, bổ sung => gV đưa ra kiến thức khoa học
Bước 1, Chuẩn bị
Xác định vấn đề cần giả quyết
Chia lớp làm 2 nhóm lớn: nhóm chuyên gia, nhóm mảnh ghép
Khái niệm
Là hình thức học tập hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
Tác dụng
Hs khai thác sâu các khía cạnh của vấn đề
Phát triển các năng lực :tư duy đặt câu hỏi giao tiếp, phản biện, phân tích vấn đề
Cách tiến hành
Tiến hành
Bước 1, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài
Bước 2, HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong di chuyển chỗ theo chiều kim đồi hồ, để hình thành các nhóm đối tác mới và trao đổi với nhau.
Báo cáo kết quả
Trình bày kết quả thảo luận
Gv nhận xét, đưa ra kiến thức khoa học
Chuẩn bị
Xác định vấn đề cần giải quyết
Cho học sinh ngồi thành 2 vòng tròn, HS vòng trong và vòn ngoài đối diện với nhau
Khái niệm
Là một kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành 2 nhóm, ngồi theo 2 vòng của 1 ổ bi và đối diện nhau, tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với tất cả HS trong nhóm
Kĩ thuật động não
Tác dụng
Giúp HS phát triển tư duy logic
Phát triển các năng lực: hợp tác nhóm, giao tiếp,..
Huy động mọi sự tập trung sáng tạo của tất cả HS
Cách tiến hành
Bước 2, Tiến hành
Bắt đầu động não: nhóm trưởg chỉ địng người đưa ra ý kiến, thư kí ghi lại, công khai cho m.n cùng xem
Cuối buổi thảo luận: tìm những ý kiến trùng lặp để thu bớt lại, xóa bỏ các ý kiến hoàn toàn không phù hợp.
Bước 3, báo cáo
Trình bày ý kiến, giải pháp của nhóm cho vấn đề đã nêu
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đưa ra kiến thức khoa học
Bước 1, Chuẩn bị
Xác định vấn đề cần giải quyết
Chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí
Đặt ra luật
Trưởng nhóm điều khiển buổi làm việc
Xã định không có câu trả lời nào sai, tức là không được cản trở đánh giá ý kiến của ng khác
Câu trả lời được thư kí ghi lại
Vạch r thời gian cho buổi thảo luận
Khái niệm
Là kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề cỉa các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia tích cực, không giới hạn ý tưởng, nhằm tạo ra các cơn lốc ý tưởng.
Kĩ thuật khăn trải bàn
Khái niệm
Là kĩ thuật tổ chức hoạt dộng học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt
động nhóm
Tác dụng
Hs học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau
Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm tạo cơi hội nhiều hơn làm cho học tập có sự phân hóa
Thông qua sự hợp tác giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Xác định vấn dề cần giải quyết
Chia lớp thành các nhóm. Có thể 4 người 1 nhóm hoặc hơn
Dụng cụ: giấy A0 , bút ,...
Tiến hành
B1:GV Giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho từng nhóm tờ giấy A0
B2:HS chia tờ giấy A0 thành từng phần(phần chính giữa và các phần xung quanh)
B3:Mỗi thành viên trong nhóm sẽ ngồi vào các phần xung quanh. Làm việc độc lập , viết ý kiến của mình vào phần xung quanh
B4:Thảo luận nhóm , thống nhất ý kiến rồi viết vào phần giữa
Báo cáo
Hs báo cáo kết quả thảo luận
GV sẽ nhận xét và đưa ra kết luận
Kỹ thuật băng truyền
Cách tiến hành
Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giải quyết môtj nhiệm vụ khác nhau .Ví dụ nhóm 1 thảo luận câu A, nhóm 2 thảo luận câu B,
nhóm 3 thảo luận câu C,...
Các nhóm đọc và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn, sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý
Cứ như vậy cho đến khi các nhóm nhận được lại tờ giấy A0 của nhóm mình ,từng nhóm sẽ xem ý kiến, trả lời câu hỏi của nhóm bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận nhóm .Sau khi hoàn thiện xong các nhóm treo kết quả học tập lên tường lớp học
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0,ghi kết quả thảo luân cho nhau
Tác dụng
Giúp phát huy được tính tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề
Giúp học sinh có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lí thời gian, chia sẻ kinh nghiệm
Giúp học sinh tiếp thu được nhiều khía cạnh của vấn đề
Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính kết hợp, tương tác giữa nhóm học sinh từ đó tổng hợp lên kiến thức của học sinh
KỸ THUẬT LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
TÁC DỤNG
Trình bày tổng quát một chủ đề rộng
Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp của HS
Giúp GV mang lại hiệu quả dạy học cao
KHÁI NIỆM
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não; là một phương tiện ghi chép sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “sắp xếp” ý nghĩ.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
GV xác định vấn đề, nội dung
GV giáo nhiệm vụ cho từng HS hoặc chia nhóm để thực hiện kĩ thuật
Dụng cụ ( đối với làm việc nhóm): giấy A0 hoặc A1 ..., màu
Bước 2: Tiến hành
GV giao chủ đề cho từng nhóm ( giao nhiệm vụ cho HS )
GV hướng dẫn HS cách làm sơ đồ tư duy dựa trên ý tưởng của HS
Viết tên chủ đề ở trung tâm hoặc 1 hình ảnh phản ánh rõ chủ đề
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó
Bước 3 : Báo cáo
HS báo cáo kết quả
GV đưa ra nhận xét
Kĩ thuật mảnh ghép
Khái niệm
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề); kích thích sự tham gia tích cực của HS; Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Tác dụng
Phát huy tối đa tính tích cực của người học
Hình thành và phát triển các năng lực: hợp tác,giao tiếp, tư duy sáng tạo,...
kĩ thuật XYZ
khái niệm
kĩ thuật XYZ là kĩ thuật mà mỗi thành viên trong nhóm phải đưa ra ý kiến của mình để giải quyết vấn đề chung của cả nhóm
cách tiến hành
Mỗi nhóm X người, mỗi người viết Y ý kiến trên một tờ giấy trong vòng Z phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh, Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến
tác dụng
phát huy tính tích cực của từng học sinh khi hoạt động nhóm
giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
phát triển khả năng giao tiếp của hs
kĩ thuật thẻ bậc thang
khái niệm
kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật mà ở đó hs xác định thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và phát triển kỹ năng hợp tác, tư duy phê phán, ra quyết định
vai trò
tạo cơ hội cho hs thảo luận lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định
giúp hs xác định được thứ tự ưu tiên về những ý tưởng hoặc thông tin về vấn đề học tập
cách tiến hành
HS mỗi nhóm được nhận một số thẻ
HS sắp xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang
HS các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm
mỗi nhóm có quyền đặt 5 câu hỏi cho các nhóm khác về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác