Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PPDH Điều Tra và PPDH Đàm Thoại (PPDH Đàm Thoại (Yêu cầu sư phạm : (Phải…
PPDH Điều Tra và PPDH Đàm Thoại
PPDH Đàm Thoại
khái niệm
là cách thức mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới,củng cố mở rộng những kiến thức đã được tiếp thu
Phân Loại
Đàm thoại tái hiện
GV đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết, đã học và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận. Đàm thoại tái hiện chỉ huy động trí nhớ đơn giản, chỉ tái hiện lại kiến thức để trả lời câu hỏi.Do vậy câu hỏi trong PP này có tính liên kết không chặt chẽ, chưa có tính hệ thống
Đàm thoại minh họa
nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó,GV lần lượt đưa ra những câu hỏi kèm theo ví dụ minh họa để giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. PP này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.PP này phải sdung hệ thống câu hỏi liên kết chặt chẽ với nhau
đàm thoại ơrixtic
GV dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, kích thích ham hiểu biết.GV tổ chức sự trao đổi ý kiến ( kể cả tranh luận) giữ GV và cả lớp, giữa các thành viên trong lớp Gv đóng vai trò là người tổ chức sự tìm tòi,HS mới là người tự lực tìm ra kiến thức mới
Yêu cầu sư phạm :
Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại và không bị động "theo đuôi" lớp.Muốn vậy phải đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mới chỉ định một học sinh trả lời, không chiều theo ý học sinh đi lệch khỏi trọng tâm vấn đề
Sau khi giải quyết xong vấn đề cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra
Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn sắp xếp hợp lí, gắn bó với nhau thành một thể thống nhất
Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại
Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp.Số lượng và tính chất phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới,trình độ phát triển của học sinh
Cách tiến hành
Bước 1
Xác định mục đích đàm thoại
Lựa chọn nội dung đàm thoại
Dự kiên thời gian, hình thức đàm thoại
Bước 2
Giới thiệu nội dung đàm thoại
GV&HS cùng đàm thoại về vấn đề đó
Cho học sinh đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đàm thoại
Cho học sinh tranh luận với nhau về vấn đề đàm thoại
Bước 3 :
GV đưa ra kết luận
Đánh giá PP
Ưu điểm
Là một cách hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động của nhận thức
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ
Giúp Gv thu hút được tín hiệu ngược lại từ học sinh một cách nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình. Thông qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ đạo nhận thức của từng học sinh
Nhược điểm
Dễ làm mất thời gian , ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của bài học
Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và HS, giữa các thành viên trong lớp với nhau
Ví dụ minh họa
bài 20 : An toàn khi đi các phương tiện giao thông
B1+2 : để học sinh nhận biết được thế nào là an toàn khi đi các phương tiện giao thông và lợi ích của việc tham gia giao thông an toàn, GV có thể đưa ra một số câu hỏi cho học sinh thảo luận
Khi tham gia giao thông bằng xe máy chúng ta phải làm gì
chúng ta có thể vui chơi ở dưới lòng đường không? tại sao ?
Khi đi ô tô, tàu hỏa chúng ta có thể nô đùa trên xe hay không ?
Việc thò đầu và tay ra ngoài khi các phương tiện đang chạy có an toàn hay không ?
khi đi xe bus chúng ta cần làm gì ?
B3 : kết luận
Khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và cho những người xung quanh
+khi tham gia giao thông đúng cách , chúng ta đã biết bảo vệ chính bản thân mình và hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra
PPDH Điều Tra
Khái niệm
Là cách thức mà trong đó Gv tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vấn đề sau đó dựa trên các thông tin đó tiến hành phân tích so sánh tổng kết và khái quát để đưa ra các giải pháp hoặc kiến nghị
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Dự kiến thời gian, địa điểm, hình thức điều tra
Xác định mục đích điều tra
Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
Xác định nội dung, đối tượng điều tra
Chuẩn bị câu hỏi điều tra cho học sinh
Điều tra
Giới thiệu nội dung điều tra
Phân công nhiệm vụ điều tra cho học sinh
Hướng dẫn học sinh ghi chép xử lí thông tin
Báo cáo kết quả điều tra
HS báo cáo kết quả điều tra
GV nhận xét
HS tự đánh giá
tác dụng
Phát triển và làm phong phú nội dung học tập
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát ngoài thực địa
Tao điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương, từ đó giúp các em có hiểu biết sâu rộng hơn về quê hương mình
Lưu ý
GV phải tìm hiểu trước địa điểm để học sinh điều tra
GV giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng cu thể
Nên chuẩn bị phiếu gợi ý, phiếu kết quả cho học sinh ghi chép
đánh giá phương pháp
Ưu điểm
Phù hợp với tâm lí HS, tò mò thích khám phá thế giới xung quanh
Làm phong phú thêm bài học
tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ hơn thực tế địa phương mình
Hs vận dụng kiến thức đã học vào bài học
Nhược điểm
Thiếu thực tiễn nên học sinh dễ quên không có khả năng xử lý tình huống thực tiễn
HS nắm bài lan man không sâu
Năng lực tổ chức của gv còn hạn chế nên khó làm cho HS hứng thú
Cơ sở vật chất hạn chế không có đủ kinh phí để thường xuyên thực hiện
ví dụ
bài cuộc sống xung quanh
b1 : chuẩn bị
địa điểm : phố phường, con đường, nhà cửa , trường học nơi hằng ngày các em vẫn tiếp xúc
mục đích giúp học sinh hiểu rõ hơn môi trường, cuộc sống xung quanh mình
b2 : điều tra
giới thiệu nội dung điều tra :
tên phường em đang sống tên là gì ?
phường em ở có bao nhiêu khu phố?
nhà em thuộc khu mấy của phường?
khi đến trường em hay đi qua những con đường nào?
hai bên đường đến trường có nhiều nhà cửa, cây cối không?
trường em có gần cơ quan, trụ sở nào không?
khi điều tra học sinh ghi lại kết quả vào phiếu điều tra đã được giáo viên phát
b3 : giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả điều tra của học sinh