Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT url-292x242 (Nguyên tắc phuong-phap-ban-tay…
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Khái niệm
Phương pháp bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Nguyên tắc
Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học.
Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.
Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng.
Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập.
Mỗi học sinh có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình.
Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em.
Phụ huynh học sinh và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm.
Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu…) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học… để nâng cao kiến thức. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
Ngành giáo dục, trường sư phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
Quy trình thực hiện
-
Ưu điểm, Nhược điểm
-
Ưu điểm
-
Phát huy khả năng tự học, khả năng sáng tạo của học sinh
Kích thích trí tò mò, ham muốn khám phá của học sinh
Kiến thức học sinh tiếp nhận khác cách tự nhiên, thoải mái,
không gò ép, HS tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ dễ nhớ
Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng phán đoán, lập luận
Rèn kĩ năng hợp tác, trao đổi với bạn bè
-
Tác dụng
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê
khoa học của học sinh
-
Tạo ra sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng, giữa lý thuyết và thực hành
-
Mục tiêu
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS
Ví dụ - Khoa học 5: Cây con mọc lên từ hạt
Bước 1:
-
Các cây đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng mọc lên từ đâu ?
-
-
Bước 3
Em có thắc mắc điều gì cần hỏi về vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ?
Bước 4
GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
-
Có nhiều p/ án để chúng ta lựa chọn. Sau đây cô chọn 1 p/án là tách đôi hạt đã ngâm nước xem hạt có những bộ phận nào.
Bước 5
-
GV phát hạt đã ngâm nước, yc HS tách đôi hạt xem hạt có những bộ phận nào rồi vẽ vào giấy.
GV chốt , trình chiếu hình ảnh
Lưu ý
Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước kiến thức thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm chứng minh cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;
-
-
Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiện rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học;
Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai.
PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiễn của HS;
Trong chương trình hiện nay có bài học áp dụng cả bài, có bài chỉ áp dụng một phần