Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÔ HOÀI ToHoai (Cuộc đời (sinh ngày 27/9/1920 trong một gia đình làm…
TÔ HOÀI
Cuộc đời
sinh ngày 27/9/1920 trong một gia đình làm nghề thủ công
tên thật là Nguyễn Sen
Chỉ học hết bậc Tiểu học, chủ yếu lăn lộn kiếm sống và học trường đời
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ thời kì Mặt trận bình dân, tham gia Thanh niên phản đế , truyền bá Quốc ngữ
Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, từ đó tiếp tục tham gia viết báo chí mật, tuyên truyền cách mạng cho tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Có lần, ông bị thực dân Pháp bắt giam
Sau CMT8, Tô Hoài lần lượt công tác ở các cơ quan báo chí văn nghệ và nhiều các hoạt động xã hội
Sự nghiệp sáng tác
Tham gia hoạt động văn học khá sớm
đến với làng văn bằng một số bài thơ lãng mạn nhưng không thành công
sau đó, chuyển sang văn xuôi hiện thực và được dư luận chú ý ngay từ những truyện ngắn đầu tay ( khoảng đầu năm 40)
Trước 1945, tập trung vào truyện đồng thoại về loài vật: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đám cưới Chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa,... và truyện về vùng ven đô, với cuộc sống lầm than của bà con xóm chợ quê: Giăng thề(truyện, 1941); Quê người(tiểu thuyết, 1942)...
Từ 1945 đến nay, sáng tác của ông ngày càng phong phú về đề tài và thể loại: truyện ngắn, bút kí, tiểu thuyết, tự truyện, hồi kí,... cho dù viết về đề tài gì, tác phẩm của ông cũng mang tính hiện đại và tính thời sự sâu sắc
nét nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài là năng lực quan sát miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt
Tô Hoài đã được nhận nhiều giải thưởng về văn học: giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970( tiểu thuyết miền Tây), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - nghệ thuật( đợt 1/1996)
Sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài
Thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
mượn hình thức sáng tác truyện đồng thoại để tránh sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp và phát xít Nhật
Qua các tác phẩm này, ông cũng đã thể hiện rất rõ tâm hồn của một người thanh niên khao khát tự do, mong muốn lật đổ ách áp bức, bóc lột để giành độc lập dân tộc
Tác phẩm của ông các em có thể nhìn vào rồi nhìn lại chính mình, từ những hành vi sai lầm của người khác mà điều chỉnh lại hành vi, thái độ của mình
Niềm say mê lí tưởng, khát vọng sống , khát vọng tự do của các nhân vật được lồng trong một chất thơ bay bổng kì diệu của thể loại truyện đồng thoại càng thêm cuốn hút người đọc
Tiêu biểu như các tác phẩm: Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới Chuột, Dê và Lợn, Mèo già hóa cáo, Dế mèn phiêu lưu kí,...
tiếp cận hiện thực với những cuộc đời bé nhỏ, đượm buồn, thậm chí bất hạnh và đau khổ
Thời kì sau CMT8 năm 1945
ngòi bút của ông đã mang một sinh khí mới, nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, nhà văn xây dựng nên những câu chuyện mới mẻ và có sức hấp dẫn mới đối với bạn trẻ đọc thơ
Truyện đồng thoại
vẫn kiên trì mở rộng thêm mảng đề tài này
bộc lộ một cái nhìn ngỡ ngàng trước những đổi thay của cuộc sống trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa và niềm tự hào, gắn bó với non sông đất nước
pha trộn cách nhìn của con người với cách nhìn của vật, hai cách nhìn hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa vào nhau một cách nhuần nhị, tinh tế tạo nên một không khí đầy chất thơ nửa hư nửa thực
tiêu biểu: Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Cá đi ăn thề, Chú bồ nông ở Sa- mac- can
Tiểu thuyết hóa truyền thuyết
mở ra hướng khai thác mới ở đề tài lịch sử hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa
đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm quan về lịch sử dân tộc qua nét vẽ tài hoa, tinh tế bức tranh phong cảnh, phong tục
ông cũng đã phát huy cao độ khả năng tưởng tượng và hư cấu của người viết tiểu thuyết để làm sống động không khí xa xưa, cho chúng ta được sống lại, được hòa nhập tâm linh vào hào khí của dân tộc
qua tác phẩm, độc giả có thể chiêm nghiệm những cảnh sắc, những phong tục và những hoạt động của người Việt cổ
Tiêu biểu: Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử,...
những tác phẩm viết về các anh hùng tuổi thơ
Không chỉ ca ngợi trí thông minh, lòng dũng cảm của tuổi thơ Việt Nam mà ông còn quan tâm lí giải quá trình đến với cách mạng của các em
luôn đề cao lí tưởng đoàn kết và ra đi phục vụ cho lí tưởng ấy cụ thể đã biết tìm cho mình một lý tưởng sống cao đẹp: đấu tranh chống áp bức xây dựng một xã hội mới hạnh phúc, không còn người bóc lột người
tác phẩm tiêu biểu: Kim Đồng, Vừ A Dính, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ
Vài nét về truyện đồng thoại của Tô Hoài
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Dùng những chi tiết được quan sát tinh tế để miêu tả ngoại hình, và dùng ngoại hình để gợi tả nội tâm, miêu tả hành động để thể hiện tính cách nhân vật
Phép nhân hóa và tính chất biểu tượng về con người qua thế giới loài vật
Tính chất biểu tượng trong truyện loài vật của Tô Hoài mang nhiều nét riêng độc đáo và đã đạt được giá trị nhất định
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Tác giả bộc lộ khả năng nhạy cảm là nắm bắt chính xác cái hồn của cảnh vật
Thiên nhiên qua cái nhìn của ông được hiện ra ở nhiều góc độ khi là thiên nhiên với khung cảnh vui tươi với nhiều âm thanh, mùi vị; khi lại là thiên nhiên hết sức dữ dội, khắc nghiệt và buồn bã
thường miêu tả thiên nhiên trong những thời gian cụ thể chứa đựng tâm hồn nhân vật và tâm hồn nhà văn
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Thứ nhất, hệ thống ngôn ngữ so sánh đầy ấn tượng
thứ hai, ngôn ngữ miêu tả dí dỏm làm nhân vật thêm sinh động
thứ ba, ngôn ngữ vui tươi sinh động
Ngôn ngữ miêu tả: quan sát tỉ mỉ, công phu, chịu khó sưu tầm ghi chép lựa chọn những từ ngữ điển hình
Ngôn ngữ đối thoại: cụ thể, súc tích và linh hoạt trong mọi tình huống, dễ nhập tâm vào mỗi nhân vật trong tiểu phẩm giúp các em trau dồi ngôn ngữ giao tiếp, nâng cao khả năng giao tiếp