Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÀM THOẠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI Lets-Play…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÀM THOẠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI
Phương pháp dạy học đàm thoại
Quy trình
B2: Tiến hành đàm thoại
Giới thiệu vấn đề đàm thoại
GV hướng dẫn HS đàm thoại
GV và HS tiến hành đàm thoại
B3: Kết luận
HS đưa ra kết luận của bản thân
GV tổng kết vấn đề, đưa ra kết luận chung
B1: Chuẩn bị
Xác định mục đích đàm thoại
Lựa chọn nội dung, câu hỏi cho bài học
Dự kiến trường hợp có thể xảy ra
Hình thức đàm thoại: GV-HS, HS-HS.
Tác dụng
Phát triển ở HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng diễn đạt, trình bày trước lớp
Thông qua hỏi đáp, GV có thể nắm được khả năng học tập và trình độ nhận thức của HS, từ đó có những điều chỉnh, những giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả dạy học
Tạo không khí học tập sôi nổi, khơi dậy hứng thú học tập và tính tự giác học tập của HS
Khái ni
ệm
Định nghĩa
Là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để HS dựa vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới; nhằm củng cố, mở rộng những tri thức đã tiếp thu được, từ đó tổng kết, hệ thống hóa tri thức.
Phân loại
Căn cứ vào mục đích sư phạm
Đàm thoại kiểm tra
Đàm thoại củng cố
Đàm thoại tổng hợp
Đàm thoại gợi mở
Căn cứ vào nhận thức của người học
Đàm thoại giải thích minh họa
Đàm thoại tìm tòi phát hiện
Đàm thoại tái hiện
Ưu điểm, Nhược điểm
Nhược điểm
Người giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt.
Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức
Ưu điểm
Kích thích tính tích cực của HS trong học tập.
Bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời cho học sinh một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.
Rèn luyện tư duy cho HS qua các tài liệu có sẵn hoặc do HS tự tìm tòi.
Tạo tương tác hai chiều cho giáo viên và học sinh, giúp giáo viên điều chỉnh bài giảng của mình cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Ví dụ: TN&XH Lớp 2 - Bài 24: Cây sống ở đâu?
GV chia nhóm để HS tìm hiểu về các môi trường sống của cây và 1 số đặc điểm dễ nhận biết của cây thích nghi với môi trường đó
Đại diện các nhóm lên trình bày --> HS nhận xét --> GV nhận xét
GV có thể cho HS xem tranh ảnh về 1 số loại cây --> HS nói tên cây và nơi sống của chúng
HS có thể đặt thêm các câu hỏi --> GV giải đáp, tổng kết, đưa ra kết luận chung
Yêu cầu
Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính.
Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong quá trình vấn đáp.
Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.
Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ.
Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh.
Phương pháp dạy học trò chơi
Tác dụng
Tạo hứng thú học tập cho trẻ
Nâng cao khả năng sáng tạo của HS
Tăng cường kĩ năng làm việc nhóm.
Trẻ tiếp thu bài một các tự nhiên
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
PPDH trò chơi làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.
PPDH trò chơi duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học
Nhược điểm
Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
Quy trình
B2: Giới thiệu trò chơi
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
B3: Tiến hành trò chơi
B1: Lựa chọn trò chơi
B4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi
Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Khái niệm
Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học
Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Ví dụ: TN&XH Lớp 2 - Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
GV chia lớp thành 3 nhóm thi viết tên các loài cây sống trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống được dưới nước vào 3 cột tương ứng. Mỗi nhóm cử 4 đại diện xếp thành hàng dọc tham gia trò chơi. Khi tín hiệu bắt đầu vang lên, 4 HS sẽ lần lượt lên viết tên cây vào bảng. Sau 5 phút, nhóm nào viết được nhiều và đúng hơn sẽ chiến thắng
GV chia lớp thành 3 nhóm thi viết tên các loài cây sống trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống được dưới nước vào 3 cột tương ứng. Mỗi nhóm cử 4 đại diện xếp thành hàng dọc tham gia trò chơi. Khi tín hiệu bắt đầu vang lên, 4 HS sẽ lần lượt lên viết tên cây vào bảng. Sau 5 phút, nhóm nào viết được nhiều và đúng hơn sẽ chiến thắng
Yêu cầu
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.