Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình KHTN ở Tiểu học…
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình KHTN ở Tiểu học
Quan điểm xây dựng chương trình
Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh
Chú trọng tới việc hình thành và phát triển kĩ năng trong học tập môn Khoa học
Tích hợp các nội dung của các khoa học tự nhiên và tích hợp các nội dung của các khoa học tự nhiên với khoa học về sức khỏe
Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động , tự lực tìm tòi kiến thức mới của học sinh và thể hiện bằng hành vi phục vụ bản thân, gia đình và xã hội
Chương trình được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thực tiễn từng vùng miền, địa phương
Khái niệm: Là những định hướng tổng thể cho các hành động, con đường hay phương pháp thực hiện. Với sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lý thuyết thuộc lý luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng vai trò của người dạy và người học trong quá trình dạy học.
Nguyên tắc dạy học khoa học tự nhiên
Khái niệm: Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.
Các nguyên tắc
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, những truyền thống tốt đẹp. Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập và tu dưỡng..
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấn đề.
Vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho họ nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúng đắn đối với hiện thực.
Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, nhiệm vụ phát triển đất nước
Về phương pháp:Tăng cường sử dụng những phương tiện hiện
đại vào dạy học,vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm,...
Về hình thức: Cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành,,
Về nội dung: Phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của những tri thức đó với thực tiễn, phải vạch ra phương hướng ứng dụng và phản ánh tình hình thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
Tính hệ thống và tính tuần tự không những được thể hiện trong hoạt động của người giáo viên mà ngay cả trong công việc học tập của người học sinh. Chính vì vậy điều hết sức quan trọng là phải hình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch một cách hợp lý hoạt động học tập của mình
Khi xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học, mối liên hệ giữa những tri thức trong bản thân của từng môn học và tính tích hợp tri thức của các môn.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học
Nội dung: Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành,những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập
Phương pháp: Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.
Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học.
Cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của người học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết:
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứa tuổi, nội dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lý thuyết cho họ.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.
.Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh:
Về nội dung:
Giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ chủ định và không chủ định trong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.
Hình thành cho học sinh những kỹ năng tìm ra những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau để giúp họ tránh học thuộc lòng không cần thiết những tài liệu đó.
Về hình thức: Giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh phải tự tiến hành kiểm tra, đánh giá tri thức các kĩ năng, kĩ xảo.
Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học:
Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết.
Hình thức: phối hợp hình thức trên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp
Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:
Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.
Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học
Cần sử dụng trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.
.Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học:
Về nội dung: hình thành cho học sinh những kĩ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kyc năng tự kiểm tra, kỹ năng tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình.
Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường