Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGUYÊN TẮC DH VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CT KHTN Ở TIỂU HỌC (QUAN ĐIỂM XÂY…
NGUYÊN TẮC DH
VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CT
KHTN Ở TIỂU HỌC
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
Khái niệm
hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản
có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.
Các nguyên tắc
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn
cần lựa chọn những tri thức cơ bản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn, chuẩn bị cho học sinh thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nội dung
làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõ nguồn gốc và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn
vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, của địa phương
phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học.
Hình thức
kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, thực hành...
Phương pháp
khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, để đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận
vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinh nắm nhanh, chắctri thức và vận dụng chúng.
VD: Khi dạy bài "Không khí cần cho sự cháy" lớp 3, GV cần dạy cho HS về:
Lý thuyết
Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi
Thực tiễn
GV cho HS quan sát thí nghiệm
HS làm thí nghiệm theo nhóm
GV cho HS quan sát các hình ảnh, video về cách duy trì sự cháy và ứng dụng liên quan đến sự cháy
HS hoạt động nhóm và nhận xét
Khai thác thực tiễn bên ngoài thông qua các hình ảnh minh họa ,đoạn phim để vận dụng cho bài học như: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn…
Kết quả đạt được của HS
Nắm được lý thuyết và hiểu bài hơn
Vận dụng vào các bài tập nhanh chóng
Tiết học trở nên hứng thú hơn
Biết quan sát và trình bày nội dung bài học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy và học.
yều cầu đối với học sinh
Tính tự giác nhận thức
Tính tích cực nhận thức
tính độc lập
tính sáng tạo
vai trò của giáo viên
Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập
Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc của mình,
Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.
Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học.
VD: Ở bài "Lá cây" giáo viên chuẩn bị lá cây cho học sinh quan sát theo nhóm, đưa ra mục đích quan sát để học sinh quan sát tổng hợp và thảo luận để có thể nhận biết được lá cây.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và tính cụ thể
Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và nguồn nhận thức.
Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, định luật mới.
Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
VD:khi học sinh lớp 1 bắt đầu học tính toán, cần sử dụng công cụ trực quan như que tính hay đếm ngón tay để giúp việc học tập dễ dàng hơn. Sau khi đã làm quen với tính toán rồi thì lúc này các em sẽ phải hạn chế sử dụng các công trực để kích thích tư duy
Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học.
Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh.
Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm tại lớp.
VD:Cùng là một bài học về "Sự sinh sản của Thực vật có hoa" Khoa học 5, học sinh khá giỏi sẽ phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng hay nhờ gió thông qua đặc điểm của hoa. Còn học sinh kém hơn thì chưa phân biệt được nên cần có những phương pháp phù hợp.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.
Vũ trang cho học sinh những tri thức khoa học về con người và sức khỏe, tự nhiên nhằm giúp cho hs nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, có cách nhìn và có thái độ đúng với hiện thực.
Cung cấp cho hs những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên. Từ đó, giáo dục học sinh về tình yêu và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
giúp học sinh làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản, nhằm dần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.
VD: Khi dạy bài "Tài nguyên thiên nhiên" lớp 5 giúp HS
Về kiến thức
Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên
Kể tên được một số tài nguyên ở nước ta và địa phương
Nêu lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
Về kĩ năng
Tìm kiếm, khai thác kiến thức từ hình ảnh trong sgk và tài liệu tham khảo khác...
Giao tiếp: thảo luận theo nhóm, phát biểu trước đám đông,...
Vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống
Về thái độ
Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
Sử dụng tiết kiệm và hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
Yêu khoa học và nâng cao tinh thần khám phá, nghiên cứu khoa học.
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CT
Quan điểm hìnnh thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HSTH thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực thể hiện tính hiện đại cập nhật chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết các. Vấn đề trong đời sống
Quan điểm này đảm bảo cho sự phát triển năng lực người học ở các cấp, tạo cơ sở học tập tiế cận tới học sinh suốt đời, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao các hoạt động giáo dục
Quan điểm dạy học tích hợp
định hướng phát triển năng lực gắn với các tình huống thực tiễn đòi hỏi quan điểm dạy học tích hợp
nhiều nội dung giáo dục cần được lồng ghép vào giáo dục khoa học
tích hợp giáo dục với sức khỏe
tích hợp giáo dục với bảo vệ môi trường
tích hợp giáo dục khoa học với kỹ thuật
khoa học tự nhiên là một hệ thống lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng,phương pháp và nhận thức,những khái niệm và nguyên lý chung nên việc dạy học khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó
Quan điểm khoa học và thực tiễn kết hợp lí thuyết với thực hành
thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế học sinh nắm vững lí thuyết
vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên váo đời sống,sản xuất và bảo vệ môi trường,đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Quan điểm phát triển bền vững và thực tiễn
Gắn kết khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung, kiến thức gần gũi với cuộc sống hăng ngày của học sinh
Tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống cụ thể
Đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục