Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình khoa học tự nhiên ở…
Nguyên tắc dạy học và quan điểm xây dựng chương trình khoa học tự nhiên ở tiểu học
Nguyên tắc dạy học khoa học tự nhiên
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
Đòi hỏi hỏi phải trang bị cho người học tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho họ nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, hành động đúng đắn với hiện thực
Phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hóa hiện đại. tiếp cận những phương pháp học tập, thói quen suy nghĩ làm việc khoa học
Hình thành cơ sở thế giới khoa học, tình cảm đạo đức cao quý của con người hiện đại
Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con người cung cấp cho người học khối lượng kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh
Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc
Giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công nhân trước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong học tập và tu dưỡng
Rèn kĩ năng phân tích, phê phán một cách đúng mức. vận dụng các phương pháp, hình thức, tổ chức, theo hướng khoa học
Ví dụ: Bài sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Kĩ năng
-
Nắm rõ kiến thức, vận dụng kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế một cách khoa học
-
-
Thái độ
Hình thành ý thức bảo vệ tự nhiên, thiên nhiên, nguồn nước
Tạo thái độ tích cực, tự giác, chủ động tham gia học tập tìm hiểu về bài học
-
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước
Mỗi học sinh phải nắm được kiến thức lý thuyết, lý luận để ứng dụng kiến thức cuộc sống vào đời sống. Học không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không chỉ có kiến thức do thầy truyền đạt mà còn có rất nhiều điều hay, mới lạ trong cuộc sống cần phải học
Học rất mênh mông, không giới hạn nên mỗi chúng ta phải học tập không ngừng,dù ở lứa tuổi nào cũng phải học. Học ở nhà trường, gia đình và xã hội, học thầy, học bạn, học mọi lúc mọi nơi
Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào bài tập thực hành. Có như vậy, hiệu quả học tập mới được cao
Học đi đối với hành đã trở thành nguyên lý, phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta
Đảng ta đã khẳng định :'' Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa
Cả nước trở thành 1 xã hội học tập, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật ,hiện tượng hay hình tượng của chúng từ đó hình thành khái niệm ,quy luật,lý thuyết
Có thể lĩnh hội những tri thức lý thyết trước rồi xem xét những sự vật ,hiện tượng cụ thể sau
Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại giữ tư duy cụ thể và tư duy trìu tượng
-
Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm
Kĩ năng
-
-
Tri thức
Khái niệm
Là kết quả của quá trình nhận thức của con người về đối tượng được nhận thức, làm tái hiện tư tưởng con người, những thuộc tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động và phát triển của con người và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệu khác
-
Vai trò
Đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức
-
Kĩ xảo
-
Các bước hình thành
B1:Làm cho học sinh hiểu được biện pháp hành động:cho học sinh quan sát mẫu, giúp học sinh ý thức được các thủ thuật
B2:Luyện tập:làm học sinh biết được mục đích luyện tập, thường xuyên kiểm tra theo dõi
B3:Tự động hóa:tiết kiệm, giảm sự tham gia của ý thức
Quan điểm xây dựng chương trình dạy học khoa học tự nhiên
Quan điểm khoa học và thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành
Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế, học sinh có thể nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất, và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Quan điểm phát triển bền vững và thực tiễn của Việt Nam
-
Góp phần gắn kết khoa học với cuộc sống, quan tâm đến những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế. qua đó học sinh thấy được khoa học rất thú vị, gần gũi và thiết thực với đời sống
Góp phần phát triển ở học sinh năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng, góp phần phát triển bền vững xã hội
Đảm bảo được tính phù hợp với trình độ phát triển của học sinh trong việc học tập, phát triển năng lực qua các lớp, các cấp học; phù hợp với thực tiễn của nhà trường Việt Nam cấp trung học cơ sở
Đảm bảo tính khả thi, liên quan tới các nguồn lực để thực hiện chương trình như số lượng và năng lực nghề nghiệp giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất...
Quan điểm hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Đảm bảo sự phát triển năng lực người học ở các cấp, tạo cơ sở học tập tiếp cận, học tập suốt đời, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao các hoạt động giáo dục
Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại cập nhật, chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống
Quan điểm dạy học tích hợp
Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó
Định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn, tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dục sức khỏe, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...