Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VÀ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC (QUAN…
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VÀ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC
QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC
Quan điểm dạy học tích hợp
Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng,phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên dạy học KHTN cần đào tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó
Nội dung giáo dục cần được lồng ghép vào giáo dục khoa học: tích hợp GDKH với kĩ thuật, với giáo dục sức khỏe, giáo dục bảo vệ môi trường
Quan điểm khoa học và thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành
Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế, học sinh có thể nắm vững lí thuyết, vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, đời sống
Quan điểm hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiền năng của mỗi học sinh
Các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục
Chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống
Chương trình đảm bảo sự phát triển năng lực của người học thông qua các lớp các cấp tạo cơ sở cho người học tập tiến lên, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn
Nội dung giáo dục là những kiến thức cơ bản, thiết thực thực hiện tính hiện đại cập nhật
Quan điểm phát triển bền vững và thực tiễn của Việt Nam
Thông qua môn học, học sinh thấy được khoa học thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người
Chương trình giáo dục môn KHTN góp phần phát triển ở học sinh năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng
Môn KHTN góp phần gắn kết khoa học và cuộc sống, kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh và vận dụng các kiến thức vào thực tế đời sống
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC KHTN Ở TIỂU HỌC
ĐỊNH NGHĨA
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.
CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển bền vững của đất nước.
Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào bài tập thực hành, như vậy mới đạt hiệu quả cao trong học tập.
Học đi đôi với hành trở thành phương châm giáo dục của Nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta.
Kiến thức rất rộng nên chúng ta cần học tập không ngừng nghỉ. Học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở nhà, ở trường, xã hội, ở thầy cô, bạn bè.
Học sinh phải nắm được kiến thức lí thuyết, lí luận để ứng dụng kiến thức cuộc sống vào đời sống. Học không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn học những điều hay, mới lạ trong cuộc sống.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.
Phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hóa hiện đại, tiếp cận những phương pháp học tập, thói quen suy nghĩ, làm việc khoa học.
Hình thành cơ sở thế giới khoa học, tình cảm đạo đức cao quý của con người hiện đại.
Cung cấp cho người học tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp cho học sinh nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, hành động đúng đắn với hiện thực.
Giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong học tập và tu dưỡng.
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam, truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc.
Rèn kĩ năng phân tích, phê phán một cách đúng mức, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức theo hướng khoa học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.
Có thể lĩnh hội những tri thức lí thuyết trước rồi xem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau.
Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc với sự việc, hiện tượng hay hình tượng của chúng từ đó hình thành khái niệm, quy luật, lí thuyết.
Để thực hiện nguyên tắc này cần
Kết hợp trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động diễn cảm.
Cần sử dụng những lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó hình thành quy luật, khái niệm mới.
Sử dụng nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và nguồn nhận thức.
Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan phù hợp với lứa tuổi, nội dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hoàn thành và phát triển tư duy lí thuyết.
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể cái trừu tượng và ngược lại.
Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và tính mềm dẻo của tư duy
Nhớ nhiều, nhớ nhanh, nhớ chính xác kiến thức về tự nhiên,
Tư duy mềm dẻo, linh hoạt trong lĩnh hội và vận dụng tư duy khi gặp các tình huống trong tự nhiên.
Đòi hỏi học sinh nắm bắt vấnđề hòa trộn với kinh nghiệm bản thân.
Kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực độc lập, sáng tạo tìm hiểu về tự nhiên để ghi nhớ bài học.