Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (VÍ DỤ MINH HỌA: …
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
KHÁI NIỆM
Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, có trọng tâm, qua đó rút ra những kết luận khoa học
VÍ DỤ MINH HỌA: Bài "Quả" TNXH lớp 3
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát
Đối tượng quan sát tốt nhất là các loại quả thật, lát cắt các quả, một số hạt đang nảy mầm.
GV và HS cùng chuẩn bị 1 số quả có hình dạng, kích thước, đặc điểm khác nhau ở địa phương. Như: quả táo, ổi, cam, măng cụt, chôm chôm,..
Bước 2: Xác định mục đích quan sát
Tìm được những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả. Từ đó, HS thấy được sự đa dạng của các loại quả.
Chỉ được các bộ phận thường có của một quả. Bao gồm: vỏ, thịt và hạt.
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn quan sát
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của quả và chức năng của hạt.
Cho HS quan sát hạt đang nảy mầm và hỏi các câu hỏi liên quan, như: Đây là mầm cây gì? Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của quả? ...
Hoạt động 1: Nhận biết sự đa dạng của các loại quả.
GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát các loại quả mà các nhóm đã chuẩn bị và điền vào phiếu giao việc.
GV phát phiếu giao việc và yêu cầu các nhóm đặt các loại quả đã chuẩn bị lên bàn.
Phiếu giao việc cần xác định rõ mục đích quan sát, hướng dẫn HS quan sát 1 cách tổng thể, thảo luận về đặc điểm của các loại quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của quả.
GV tiếp tục chia nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát các quả hay lát cắt đã chuẩn bị và trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn HS thực hiện: Quan sát từ ngoài vào trong, có thể bóc vỏ, bổ quả để quan sát xem có những bộ phận nào.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát:
Kết thúc thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến
GV nhận xét các ý kiến của HS
Bước 5: Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung
Trên cơ sở kết quả quan sát của HS,
GV hướng dẫn các em rút ra KL
Sự đa dạng của quả về hình dạng (tròn, dài, cong, thẳng, dẹt,...), kích thước(to, bé,...), màu sắc, đặc điểm,...
Bộ phận của 1 quả thường có gồm: vỏ, thịt, hạt.
Ích lợi của các loại quả và chức năng của hạt.
Quả cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Hạt tạo thành cây mới.
LƯU Ý
chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với nội dung,mục tiêu bài học:tranh ảnh,mẫu vật,...
chuẩn bị được hệ thống các câu hỏi,bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật,hiện tượng có mục đích,có trọng tâm
giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho tiết học,xác định rõ thời điểm chuẩn bị cho học sinh quan sát
việc tổ chức,hướng dẫn quan sát phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở độ tuổi khác nhau
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát
Xác định rõ mục đích : mỗi đối tượng giáo viên cần xác định rõ mục đích quan sát
Xã sc định rõ phương pháp quan sát và công cụ quan sát
Lựa chọn đối tượng
Các sự vật của môi trường xung quanh
Đối tượng được chọn tùy thuôjc vào nội dung bài học
Đối tượng có thể là vật thật, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình
Xác định được nhiệm vụ, mục tiêu kiến thức cần đạt
Bước 2: Xác định mục đích quan sát
Mục đích quan sát tùy thuộc vào đối tượng
Cần xác định được đối tượng cần lưu ý việc quan sát phải đạt được mục đích nào
Ví dụ: khi học bài về quả( lớp 3) cần nắm được một số đặc điểm của một số loài quả quên thuộc: màu sắc, hình dạng ,kích thước, mùi vị...khi xác định rõ mục đích bài học.
Để năm được đặc điểm này, GV có thể cho HS quan sát quả thật bằg nhiều giác quan: nhìn bằg mắt, sờ năm bằg tay, ngửi bằg mũi, ăn thử...
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát
Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn HS
Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết
Quan sát bên ngoài rồi mố đi vào bên trong
So sánh với các đối tượng cùng loại ( mà các em đã biết ) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Ví dụ : GV cho HS ra sân trường và tổ chức cho HS trả lời những câu hỏi
Nhìn lên bầu trời, các em có thấy những khoảng trời xanh và mặt trời không ?
Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
Những đám mây có màu gì ?
Chúng đứng im hay chuyển động ?
Em có thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi không?
Nhìn xung quanh các em thấy sân trường, cây cối, mọi vật lúc này khô ráo hay ướt?
Bước 4: tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát; hoàn thiện và rút ra kết quả chung
Học sinh tự báo cáo kết quả
GV đưa ra nhận xét giúp HS hoàn thiện bài
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
nhược điểm
không phải lúc nào cũng tìm được đối tượng quan sát phù hợp
nếu giáo viên không chuẩn bị tốt sẽ khăn trong việc nhân xét kết quả
dễ ồn ào, mất trật tự lớp học
ưu điểm
học sinh được sử dụng nhiều các giác quan để tri giác sự vật hiện tượng, hình thành các biểu tượng, khái niệm cụ thể về hiện tượng
tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tập trung, chú ý, óc tò mò khám phá khoa học
phát triển tư duy, nâng cao tính tự lực,
làm không khí lớp học thoải mái, hứng thú
học sinh tự giác tiếp thu tri thức được củng cố kiến thức một cách thoải mái
TÁC DỤNG
Phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em
Dễ phối hợp với các ngôn ngữ khác như thảo luận nhóm, trò chơi hay phương pháp giảng bài ....
Có thể tri giác một cách dễ dàng các sự vật hiện tượng của môi trường TN-XH
Là phương pháp mang lại hiệu quả cao khi các em cần dựa vào các hình ảnh cụ thể
Hình thành cho các em những biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác sinh động về thế giới TN-XH xung quanh