Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Khoa học và xã hội (Quan điểm xây dựng (Hình thành và phát triển ở HS các…
Khoa học và xã hội
Quan điểm xây dựng
Giúp HS lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực
Một số sự vật, hiện tượng tự nhiên tiêu biểu trong môi trường sống và mối quan hệgiữa chúng trong tự nhiên (giới vô sinh: đất, đá, nước...; giới hữu sinh: thực vật, động vật và con người...), trong đời sống và sản xuất.
Một số sự kiện, hiện tượng xã hội tiêu biểu (gia đình, nhà trường, lịch sử, quê hương, đất nước, các nước trên thế giới...) và mối quan hệ giữa chúng trong môi trường sống hiện tại.
Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng
Quan sát, mô tả, thảo luận, thí nghiệm, thực hành...
Phân tích, so sánh và đánh giá một số mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, sựkiện trong tự nhiên, con người và xã hội.
Vận dụng một số tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người; hình thành thái độ quan tâm tới bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống
Định hướng xây dựng chương trình
Các chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Kiến thức trong các chương trình là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Y học, Địa lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số.
Tùy theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn của giáo dục tiểu học, chương trình có cấu trúc phù hợp
Giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3). Ởgiai đoạn này, nhận thức của các em thiên về tri giác trực tiếp đối tượng mang tính tổng thể, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Giai đoạn 2 (các lớp 4, 5). Ởgiai đoạn này, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng của HS tiểu học phát triển hơn, thay thế một phần cho tri giác mang tính tổng thể và trực giác
Các chương trình xem xét Tự nhiên – Con người – Xã hội trong một thể thống nhất, có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.
Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển dần qua các lớp.
Các chủđề chính được lặp lại sau mỗi lớp của cấp học và được phát triển hơn
Các kiến thức trong mỗi chủđềđược nâng cao dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần đến xa, từ dễđến khó, tăng dần mức độ phức tạp, khái quát, tạo điều kiện để HS dễ thu nhận kiến thức .
Chương trình chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của HS trong việc tham gia xây dựng các bài học.