Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KHOA HỌC XÃ HỘI (ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH (Định hướng đổi mới…
KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Bối cảnh chung
Đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa =>cần những con người năng động, tích cực, sáng tạo, có thể thích ứng với sự thay đổi
Thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức vậy đầu tư vào chất xám là hiệu quả nhất
Sự phát triển khoa học công nghệ mở ra điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hiện đại
các thay đổi trong chương trình
tự nhiên xã hội lớp 1-3
đặt định hướng ban đầu cho các cấp học sau
mỗi chủ đề thể hiện sự tương tác giữa con người và các yếu tố xã hội
lịch sử địa lý lớp 4,5
đổi mới cấu trúc chuyển từ diện sang điểm
lịch sử không theo tính lịch đại chỉ lựa chọn những nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử
địa lý mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn một số kiến thức địa lý tiêu biểu đặc trưng cho vùng
các kiến thức lịch sử địa lý tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân
Tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh được tự do và bình đẳng trong học tập
Phát triển khả năng tự học của học sinh
Tăng cường kĩ năng thực hành
Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học và vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở
Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học
Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức
Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử và địa lí
Chương trình chọn yếu tố cốt lõi là hoạt động của con người và những thành tựu của hoạt động trong không gian và thời gian
Thời gian và tiến trình lịch sử dân tộc
Không gian với những điều kiện và hoạt động chủ yếu của con người hiện nay
Gắn với địa phương chương trình dành 4 tiết ở mỗi lớp (2 tiết lịch sử, 2 tiết địa lí) để tìm hiểu lịch sử và địa lí địa phương
Tạo điều kiện cho học sinh tham quan những di tích lịch sử, văn hóa hoặc các cơ sở sản xuất điển hình của địa phương
Lựa chọn những vấn đề nổi bật của địa phương để dạy, giúp học sinh hiểu sâu hơn nơi mình đang sinh sống
với các bài học lịch sử và địa lí có những nội dung phản ánh những đặc trưng của địa phương, nên dành thời gian cho học sinh tìm hiểu, liên hệ với thực tế kĩ hơn so với học sinh nới khác
Quan điểm chung
Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề:gia đình, trường học,thực vật động vật,con người và sức khỏe, Trái đất và bầu trời. Các chủ đề này đều phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao
Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập bằng cách giúp các em
Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi điều tra khám phá
Hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của các nhân và nhóm thông qua các sản phẩm học tập
Biết đặt câu hỏi,tham gia vào những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lờ
Khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
Tích hợp những nội dung liên quan đến tự nhiên và xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hộ