Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ THỌ ban-do-du-lich-phu-tho-share…
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG PHÚ THỌ
Phú Thọ trong thời kì thực dân Pháp mở rộng xâm lược
Năm 1891 chính quyền đô hộ Pháp thành lập tỉnh Hưng Hóa gồm 5 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh.
5/1903 tỉnh lị Hưng Hóa chuyển lên làng Phú Thọ ( huyện Sơn Vi ) gồm 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan, 2 châu: Thanh Sơn, Yên Lập.
Năm 1910 huyện Sơn Vi đổi thành phủ Lâm Thao, huyện Ngọc Quan, Hùng Quan hợp thành phủ Đoan Hùng.
Sau khi chiếm được Hưng Hóa, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, ra sức bóc lột vơ vét nhân dân.
10/1907 thành lập Thị xã Phú Thọ, Thị xã Việt Trì.
Nhân dân Phú Thọ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ( cuối thế kỉ XIX )
Căn cứ Thanh Mai của Nguyễn Văn Giáp
Năm 1883 thành Sơn Tây thất thủ, Bố chính Nguyễn Quang Bích lui về lập căn cứ chống PHáp ở Thanh Mai ( Việt Trì )- là khu đồi rậm rạp xung quanh là đồng chiêm chũng, có một lối vào duy nhất đi bộ qua xã Chu Hóa
Phối hợp với ông có nghĩa quân Tán Dật ở Thạch Sơn ( Lâm Thao )
Cuộc chiến đấu diễn ra liên tiếp dọc sông Thao, tiêu biểu trận chống càn của 6000 quân Pháp ( 23-27/10/1885 )
Hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Quang Bích
Nguyễn Quang Bích là tuần phủ Hưng Hóa. Sau khi thành Hưng Hóa thất thủ ông lui về Tứ Mĩ ( Tam Nông ), sau về Tiên Động ( Cẩm Khê )- Tiên Động trở thành trung tâm chống Pháp ở miền Thượng du Bắc Kì dưới ngọn cờ Cần Vương.
Nghĩa quân tiến công đồn Cẩm Khê, các đồn lẻ dọc sông Thao tiêu hao lực lượng của địch
Nghĩa quân đánh bại 2 trận đồn lớn nhất: tháng 6, 11/1886.
Khởi nghĩa của Đốc Ngữ
Đốc Ngữ ( Nguyễn Văn Ngữ ) là 1 tướng giỏi của Nguyễn Quang Bích.
Nghĩa quân của Đốc Ngữ hoạt động mạnh ở vùng núi Thanh Sơn, đánh Pháp nhiều trận lớn ( trận Quảng Nạp, Thạch Khoán-1890 )
Ông xây dựng căn cứ ở Sơn Hùng, Thục Luyện (Thanh Sơn ), phối hợp với nhiều toán nghĩa quân khác (Đề Kiều ở Cát Trù- Cẩm Khê
Ý nghĩa: Diễn ra hơn 10 năm ( 1883-1894) mặc dù thất bại nhưng cuộc chiến đấu của nhân dân Phú Thọ khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của nhân dân ta, gây cho kẻ ác nhiều khó khăn tổn thất, góp phần làm chậm công cuộc lấn chiếm và bình định của chúng.
Tình hình Phú Thọ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi Đảng bộ tỉnh được thành lập.
Những thay đổi về địa giới hành chính
có 2 phủ, 6 huyện, 2 thị xã, 1 thị trấn
có 66 tổng, 467 làng xã
Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục
Kinh tế: nền nông nghiệp lạc hậu, không được chú ý, công nghiệp không hoàn chỉnh chủ yếu thực dân Pháp khai thác các mỏ.
Văn hóa: 95% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan
Y tế: toàn tỉnh có 1 bác sĩ, 2 y tá
Những chuyển biến về xã hội
Địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để bóc lột nhân dân
Nông nghiệp chiếm 90% dân số bị bần cùng hóa nên khi được giác ngộ là lực lượng chủ yếu của cách mạng
Công nhân số lượng ít đời sống cực khổ, là lực lượng cách mạng quan trọng
Tư sản số lượng ít, thái độ 2 mặt
Phong trào dân tộc dân chủ ở Phú Thọ trước khi Đảng bộ tỉnh được thành lập
Sự ra đời của VIệt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa đêm 9/2/1930
Sự ra đời của Đảng Tân Việt
Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946-1954 )
Những chiến thắng tiêu biểu trên đất Phú Thọ
Chiến thắng sông Lô (24/10/1947)
Chiến thắng Tu Vũ (12/1951)
Chiến thắng Trạm Thản- Chân Mộng (11/1952)
Những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong công cuộc kháng chiến
Loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng
Đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, huy động hơn 1 triệu lượt dân công với hơn 22 triệu ngày công phục vụ kháng chiến
Động viên 12000 thanh niên nhập ngũ, trong 9 năm kháng chiến có 2927 chiến sĩ hi sinh
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh
Đảng bộ tỉnh được thành lập
Từ sau khởi nghĩa 2/1930 phong trào cách mạng ở Phú Thọ dâng cao
Từ 1936-1939 các tổ chức hoạt động công khai được thành lập, các hoạt động đọc sách báo, đấu tranh đòi tự do dân chủ được tổ chức
3/1940 ban cán sự tỉnh ủy được thành lập do Đào Duy Kì làm bí thư
Ngày quốc tế lao động 1/5 nhiều nơi như thị xã Phú Thọ, Cẩm Khê, Thanh Ba...đã xuất hiện cờ Đảng và truyền đơn kêu gọi đấu tranh
1941-1942 các đoàn thể cứu quốc và mặt trận Việt Minh được xây dựng và củng cố ở nhiều nơi
Từ cuối 1944 nhiều tổ chức thanh niên, phụ nữ được xây dựng và tổ chức đấu tranh chống Nhật-Pháp
7/5/1945 tại Kinh Kệ diễn ra cuộc mít tinh với sự tham gia của 300 hội quân Việt Minh và quần chúng nhân dân
Tổng khởi nghĩa 8/1945 tại Phú [Thọ]
Cao trào chống Nhật cứu nước ở Phú Thọ
Sau khi Nhật đảo chính Pháp Xứ ủy Bắc Kì và Bộ Việt Minh đã cử 1 số cán bộ về tăng cường cho tỉnh, để xây dựng chiến khu kháng Nhật Vần- Hiền Lương
Trong tháng 5 và tháng 6 hai chiến khu du kích là Vạn Thắng và Phục Cổ được thành lập
Phong trào phá kho thóc cứu đói diễn ra ở nhiều nơi
Các hình thức đấu tranh chính trị diễn ra ở nhiều nơi
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi
Đến đầu tháng 8/1945 ban cán sự Phú Yên chỉ đạo khởi nghĩa từng phần ở Hạ Hòa và Thanh Sơn, thành lập UBNDCM lâm thời
Khởi nghĩa giành chính quyển toàn tỉnh
15/8/1945 huyện Phù Ninh giành được chính quyền. 17/8 các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng giành được chính quyền.18/8 huyện Tam Nông, Yên Lập, 20/8 phủ lâm Thao và huyện Hạc Trì, 22/8 huyện Thanh Thủy giành được chính quyền
Tại Thị xã Phú Thọ 25/8 ta tiến hành khởi nghĩa buộc Nhật phải đầu hàng sau đó ta tiến hành mít tinh tại sân vận động thị xã Phú Thọ
Phú Thọ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( 1975-2000)
Phú Thọ từ 1975- 1985
Từ 1975-1980 tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Từ 1981-1985
Kinh tế: nông nghiệp tổng sản lượng lương thực đạt 39,5 vạn tấn. Công nghiệp hình thành tam giác Việt Trì- Bãi Bằng- Lâm Thao, tập trung sản xuất các mặt hàng mũi nhọn như dệt, chế biến lương thực thực phẩm
Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ đáng kể
Phú Thọ trong thời kì đổi mới ( 1986-2000)
Nông nghiệp: năng suất lúa gạo 38-40 tạ/ha. Bình quân lương thực đạt 284 kg/người/năm
Công nghiệp: tốc độ tăng bình quân 12%/năm
Giáo dục và đào tạo từng bước được xã hội hóa, mạng lưới quy mô trường lớp hợp lý
Y tế các cơ sở y tế từng bước được đầu tư nâng cấp và mở rộng
Văn hóa, thông tin được quản lý và phát triển
Khoa học công nghệ đội ngũ cán bộ khoa học có bước tiến bộ cả về số và chất lượng
Phú Thọ trong công cuộc xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975 )
Phú Thọ trong công cuộc khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng CNXH ( 1954-1965 )
Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ( 1954-1960 )
Từ 1954-1957 Đảngt bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm chú ý
Y tế văn hóa được đẩy mạnh
Từ 1958-1960 ta bắt tay thực hiện kế hoạch cải tạo XHCN
Bước đầu Xây dựng CNXH ( 1961-1965 )
Tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Nông nghiệp tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp
Công nghiệp được củng cố phát triển
Văn hóa giáo dục, y tế tiếp tục được củng cố
Phú Thọ trực tiếp chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và chi viện cho chiến trường miền Nam ( 1965-1975)
Chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ
Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ 1 quân và dân Phú Thọ vừa tiến hành sản xuất vừa chiến đấu
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 quân và dân Vĩnh Phú bắn rơi 27 máy bay trong đó có 2 B52 và 1 F111
Chi viện cho miền Nam
Từ 1965-1975 tỉnh Phú Thọ có 92,782 thanh niên vào bộ đội, 3850 TNXP. Đóng góp hàng chục vạn tấn lương thực thực phẩm
Nhiều con em các dân tộc tỉnh Phú Thọ trở thành anh hùng, dũng sĩ diệt Mĩ
: