Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NƯỚC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC, MỘT SỐ CHẤT KHÍ TRONG KHÍ QUYỂN, NHẬN…
NƯỚC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC
Thành phần và cấu trúc phân tử nước
Thành phần
+Nước là hợp chất bền,tồn tại ở 3 thể:rắn,lỏng,hơi
+Khi đun nóng,nước sôi,biến thành hơi
+Hơi nước không bị phân huỷ rõ rệt,ngay cả ở nhiệt độ 1000°C
+Khi làm lạnh thì hơi lại biến thành nước
Cấu trúc
+Công thức đơn giản nhất của nước là H2O
+Các hạt nhân của các nguyên tử hidro và oxi trong phân tử nước tạo thành tam giác cân
+Do cấu trúc không đối xứng nên nước là phân tử có cực
Tính chất,hằng số vật lí quan trọng của nước
Khối lượng riêng lớn nhất của nước ở nhiệt độ 4°C là 1g/cm3,dưới và trên nhiệt độ này khối lượng riêng của nước nhỏ hơn
Nhiệt độ nóng chảy:0°C,nhiệt độ sôi:100°C ở áp suất 1atm
Nhiệt hoá hơi của nước ở các điều kiện chuẩn là 2250j/g lớn hơn các chất khác
Nhiệt nóng chảy ở 0°C là 333j/g
Nhiệt dung riêng 4,18j/ gk cao hơn các chất lỏng khác(trừ amoniac)
Hằng số điện môi là 81,chiết suất 1,33.Nước là dung moii quan trọng có khả năng hoà tan nhiều chất
Về phương diện hoá học
Nước là hợp chất rất có khả năng phản ứng
Tham gia phản ứng hidrat hoá và phản ứng thuỷ phân
Nước có khả năng hoà tan một số chất rắn,là dung dịch điện li với các cation,anion
Là chất xúc tác cho nhiều phản ứng
Được sử dụng rộng rãi,làm dung môi và thuốc thử đối với các quá trình hoá học khác nhau
Làm lạnh và nhiều mục đích khác
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoá chất,nước thải không qua xử lí từ khu dân cư,nhà hàng chảy vào sông suối
Các chất dùng trong nông nghiệp:phân bón,thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ chưa phân huỷ hết bị nước mưa cuốn theo chảy vào sông suối
Tác hại:Ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt,sức khoẻ và nhiều bệnh tật
Cách khắc phục:xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường
MỘT SỐ CHẤT KHÍ TRONG KHÍ QUYỂN
Nitơ
Trạng thái tự nhiên
Không khí là nguồn cung cấp nito lớn nhất
Nito tự do chiếm 78% thể tích không khí
Ở trạng thái liên kết, nito có trong natri nitrat hay diêm tiêu( NaNO3).
Trong đất chứa một lượng nito đáng kể dưới dạng các muối tan.
Nito tham gia vào cấu tạo các hợp chất dưới dạng phân đạm cung cấp cho đất để nuôi sống cây trồng
Một số tính chất cơ bản
Nito là chất khí không màu, không mùi, không vị, hóa lỏng ở -195,8℃; hóa rắn ở -209,86℃.
Ít tan trong nước
Nito không cháy và không duy trì sự cháy
Ở nhiệt độ thường, nito là khí trơ
Ở nhiệt độ cao, tính hoạt động của nito tăng, nito kết hợp với một số kịm loại và một số ít hợp chất.
Khi có xúc tác, nito tác dụng với hiro ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
Hidro
Trạng thái tự nhiên
Chiếm 1% khối lượng vỏ Trái Đất
Là nguyên tử nhẹ nhất trong các nguyên tố.
Có một lượng nhỏ Hidro ở trạng thái tự do trong tầng cao của khí quyển và trong một số khí đốt thiên nhiên
Hầu hết hidro trên TĐ có thành phần của nước( khoảng 11% về khối lượng) và trong thành phần của nhiều khoáng chất đất đá, có trong tất cả các hợp chất hữu cơ.
Một số tính chất cơ bản
Ở điều kiện thường hidro tồn tại ở dạng phân tử H2 gồm hai nguyên tử hidro.
Hidro có 3 đồng vị: proti, đơteri , triti. Phần chính của Hidro tự nhiên là proti( 99,98%)
Ở nhiệt độ thường, Hidro kém hoạt động về mặt hóa học
Ở nhiệt độ cao, hidro tan tốt trong nhiều kim loại( niken, platin, paladi)
Hidro có thể tương tác với hầu hết các phi kim. Tùy thuộc vào hoạt tính của phi kim mà phản ứng diễn ra với tốc độ khác nhau.
Oxi và clo tạo với hidro thành hỗn hợp nổ
Hidro nguyên tử hoạt động hơn hidro phân tử
Khí H2 nhẹ hơn không khí 14,5 lần (229), không màu, không mùi, ít tan trong nước, dễ cháy tạo thành hơi nước, có nhiệt độ sôi -252,87 °C và nhiệt độ nóng chảy -259,14 °C…
Khí cacbonic
Khí cacbonic không cháy và không duy trì sự cháy. Vì vậy sử dụng khí này để chữa cháy.
Chiếm một lượng rất nhỏ trong khí quyển nhưng là thành phần không khí quan trọng với sự sống trên TĐ.
Khí cacbonic không màu, có mùi vị hơi chua, dễ hóa lỏng và dễ hóa rắn, dễ tan trong nước
Cacbon đioxit rất bển với nhiệt, ở nhiệt độ cao bị phân hủy.
Trong công nghiệp hóa học, CO2 được dùng để sản xuất soda, urê,..
Khí CO2 tăng lên là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
OXI
Trạng thái tự nhiên
Là nguyên tố phổ biến nhất cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
Oxi chiếm 23% khối lượng khí quyển, 89% trong nước và trong thành phần nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật.
Oxi rất cần thiết cho sự sống con người và động vật và duy trì sự cháy.
Một số tính chất cơ bản:
Ở đk thường, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và các dung môi khác.
Ở áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở -183 ℃, hóa rắn ở -219℃.
d O2/kk= 1,106, ở trạng thái lỏng và rắn oxi có màu xanh da trời
Ở nhiệt độ thường 1 lít oxi nặng 1,428g.
Oxi tác dụng với tất cả kim loại ( trừ kim loại quý) tạo thành các oxit
Oxi tác dụng với tất cả phi kim( trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc axit không tạo muối.
Oxi nguyên tử hoạt động hơn oxi phân tử. oxi phân tử có thể tồn tại dưới dạng O2 và O3
Được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật, được dùng để tăng cường quá trình oxi hóa trong công nghiệp hóa học và công nghiệp luyện kim.
Oxi tinh khiết được dùng trong y học, trong các bình dưỡng khí khi làm việc dưới nước, dưới hầm mỏ,…
NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIM LOẠI THÔNG DỤNG
Sắt
Là chất kim loại có màu trắng bạc,nóng chảy ở nhiệt độ 1539 độ C
Khối lượng riêng:7,8 g/cm3,hệ số dãn nở dài 11.10^-6 K^-1
Điện trở suất(ở 20 độ C):9.10^-6 Ωm
Có tính dẻo và tính dẫn điện,dẫn nhiệt tốt
Dễ bị khử hoá và khử từ
Có độ tinh khiết cao,tương đối bền trong không khí
Ở điều kiện thường,sắt không tác dụng với nước
Đồng
Là kim loại màu đỏ,nóng chảy ở nhiệt độ 1083 độC,sôi ở 2877 độC
Đồng tinh khiết tương đối mềm,dễ kéo dài và dát mỏng
Có độ dẫn điện,dẫn nhiệt cao
Là kim loại kém hoạt động
Đồng chỉ tan trong axit sunfuric đặc khi đun nóng và tan trong axit nitric nguội
Nhôm
Là kim loại nhẹ,khối lượng riêng 2,7g/cm3
Có màu trắng bạc,nóng chảy ở 650 độC,sôi ở 2467 độC
Nhiệt dung riêng 0,90j/gk
Ở nhiệt độ thường nhôm rất dẻo,dễ kéo thành sợi và dát mỏng thành lá
Dẫn nhiệt,dẫn nhiệt rất tốt
Là kim loại rất hoạt động
Tan tốt trong axit sunfuric và axit clohidric loãng
Tan trong dd kiềm(trừ amoni hidroxit)
Dễ dàng lấy O2 ,halogen ở oxit và muối của kim loại khác
CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
Năng lượng
Tất cả các dạng vật chất vận động đều có năng lương.
Năng lượng tồn tại dưới dạng than củi, gỗ, rơm, rạ, bức xạ mặt trời, hạt nhân, năng lượng sinh học, nước chảy, sức gió, vật đang chuyển động...
Các dạng năng lượng đó đều có thể biến đổi thành cơ năng, điện năng, nhiệt năng, quang năng và chúng lại có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Năng lượng là một đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất.
Một vật ở trạng thái nhất định thì có một năng lượng xác định
Các nguồn năng lượng
Năng lượng của chất đốt:
Đây là nguồn nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm như: củi, gỗ, rơm, rạ...được sử dụng rộng rãi và lâu đời. Thường dùng để đun nấu, chủ yếu trong sinh hoạt gia đình ở các vùng nông thôn.
Người ta còn sử dụng nhiều đến năng lượng dạng hóa thạch như: dầu mỏ,khí hóa lỏng chạy xe máy , ô tô, máy bay... Than đá, than cốc dùng trong các nhà máy nhiệt điện, trong các lò cao luyện gang thép.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt do nhu cầu tiêu thụ gày càng tăng cao. Về môi trường, khí cháy thải ra sinh ra ô nhiễm, độc hại
Năng lượng điện
Điện là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia.
Điện được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời sống và trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, thông tin...
Năng lượng điện là sự biến đổi từ các dạng năng lượng khác nhờ các tiến bộ khoa học như hóa năng, cơ năng, năng lượng mặt trời, năng lượng hóa thạch.
Nguồn năng lượng hạt nhân
Phản ứng nhân hạch- phản ứng dây truyền.=> Sự phân hạch là hiện tượng mottj hạt nhân (loại rất nặng) hấp thụ môt nơtron rồi vỡ thành hai hat nhân trung bình.
Phản ứng nhiệt hạch và năng lượng nhiệt hạch=> Năng lượng nhiệt hạch lớ hơn năng lượng hạt nhân nhiều lần
Các nguồn năng lượng sạch( không ô nhiễm môi trường)
Năng lượng mặt trời:
Là nguồn năng lượng hầu như vô tận, đó là nguồn năng lượng của tương lai. con người khai thác nguồn năng lượng này để phục vụ như sưởi ấm, phơi sấy thức ăn, phơi quần áo... thiết bị đun nước nóng( biến đổi quang năng thành nhiệt năng), pin mặt trời
Năng lượng gió:
Là nguồn năng lượng vô tận mà từ lâu đời con người đã sử dụng trong đời sống . Người ta dã chế tạo ra động cơ để bơm nước , phát điện.
Năng lượng nước chảy
Con người sử dụng tre, nứa và những lâm sản khác theo dòng nước chảy từ nơi này sang nơi khác.
Nước ta đã và đang xây dựng các nhà máy thủy điện lớn, sản xuất ra điện năng phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Những nhà máy thủy điện lớn là: Hòa Bịnh, Trị An, Y-a-li, loại vừa là Thác Bà, Đa Nhim...
Năng lượng thủy triều
LÀ hiện tượng mực nước ở ven biển cửa sông, lên xuống theo quy luật xã định với chu kì 24h52p.. Chu kì này đúng bằng khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng liên tiếp qua kinh tuyến trên của mỗi nơi.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra thủy triều trước hết là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng
THUỶ TINH,ĐỒ GỐM VÀ VẬT LIỆU THÔNGG DỤNG KHÁC
Thuỷ tinh
Là chất vô định hình,khi đun nóng,nó mềm dần rồi mới nóng chảy
Người ta có thể tạo ra đồ vật có hình thù khác nhau theo cách thổi, ép,cán như chai, lọ,bóng đèn,kính cửa
Thành phần thường gồmNa2O.CaO.6SiO2 hỗn hợp cát thạch anh đá vôi và soda ở nhiệt độ 1400°C
Ở nhiệt độ thường thủy tinh là một chất rắn,không mùi,trong suốt,rất cứng nhưng giòn,dễ vỡ ,dẫn nhiệt kém,hệ số giãn nở nhiệt 8,5 .10- 6 K-1 chiết suất 1,5, không thấm các chất lỏng
Muốn làm cho thủy tinh có những màu sắc khác nhau người ta cho thêm vào một số oxit kim loại
Thủy tinh và đồ vật làm bằng thủy tinh được dùng trong ngành xây dựng ,trong công nghiệp chế tạo các loại kính:kính lúp,kính hiển vi thiên văn phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật
Ngoài những ứng dụng trên người ta đã phát minh ra sợi quang dùng trong các ống dẫn ánh sáng
Đồ gốm
Gốm là những sản phẩm đất nung nguyên liệu chủ yếu để làm đồ gốm đất sét và cao lanh
Đất sét tự nhiên có thành phần chủ yếu là caolinit,montmorilonit và galoazit và các tạp chất như các, oxit sắt
Cao lanh tinh khiết có màu trắng sờ thấy mịn
Gạch và ngói
Được làm từ đất sét loại thường trộn với một ít cát, nhào kỹ với nước đem nặn,ép khuôn, phơi khô rồi mới đem nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C
Sau khi nung thường có màu đỏ do oxit sắt có ở trong đất sét ,gạch bằng gói đều xốp
Gạch chịu nhiệt chịu được nhiệt độ ít nhất là 1600°C phổ biến nhất là gạch samôt, thường được làm từ đất sét chịu lửa
Gạch samôt được dùng để lót lò cho nồi hơi
Đồ sành
Là vật liệu cứng thường có màu xám, vàng hoặc nâu,sành rất bền đối với hóa chất
Mặt ngoài của thành nước men muối mỏng tạo nên các cách vãi muối ăn vào lò nung
Dùng để sản xuất và các bình lọ,chum,vại,hũ .....dùng trong gia đình và một số vật liệu xây dựng như các bình chứa và ống dẫn dùng trong xây dựng
Đồ sứ
Để làm đồ sứ người ta dùng cao lanh,phenspat và thạch anh
Về mặt sử dụng người ta chia gốm ra làm 2 loại: gốm dân dụng và gồm kỹ thuật
gốm dân dụng là loại gốm thông thường mà chúng ta sử dụng hàng ngày như gạch ngói sành sứ dùng vào việc xây cất nhà cửa các công trình xây dựng làm đồ dùng hàng ngày chung Loại bát chén
gốm kĩ thuật là những vật liệu có những đặc tính khác nhau như nhiệt cao, chịu ăn mòn,chịu mài mòn, không bị biến dạng khi nén .Nhược điểm nổi bật nhất của gốm là giòn
Gốm kỹ thuật đã được sử dụng để thay thế kim loại trong máy bay tên lửa và tàu vũ trụ ,gồm có vai trò quan trọng trong công nghiệp điện tử và công nghiệp khác
Xi măng
Xi măng là hỗn hợp canxi aluminat và những silicat của canxi
• Xi măng pooclăng là loại xi măng quen thuộc nhất. Thành phẩm ở dạng bột mịn màu lục xám .Xi măng pooclăng là sản phẩm thu được khi nung đá vôi đất sét có nhiều SiO2 và một ít quặng sắt
• Khi dùng xi măng để làm chất kết dính trong xây dựng người ta trộn xi măng với cát và nước hỗn hợp phản ứng kết tủa dưới dạng vi tinh thể kết nối và gắn chặt với nhau và đông cứng lại
• Xi măng là vật liệu vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà cửa công trình cầu cống..
TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÍ QUYỂN, ÁNH SÁNG , ÂM THANH
Khí quyển
Khái niệm
Khí quyển là lớp không nhí bao quanh bề mặt Trái Đất
Vai trò
Duy trì và bảo vệ sự sống cho Trái Đất,ngăn chặn những độc hại của tia tử ngoại,tia phóng xạ từ vũ trụ tới Trái Đất
Khí quyển giữ cho nhiệt độ trên Trái Đất luôn ổn định,cũng là nơi cung cấp oxi, khí cacbonic, hợp chất nito,hơi nước
Ánh sáng
Một số tính chất cơ bản của ánh sáng
Vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng( Mặt Trời, ngọn nến đang cháy,đèn điện...
Các vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng
Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.Nếu sắp xếp theo thứ tự bước song tăng dần thì sóng điện từ có các loại sau: Tia gamma, tia rơn ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến điện.
Các định luật của quang hình học
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong 1 môi trường trong suốt, đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Định luật này cho ta giải thích được các hiện tượng như:sự xuất hiện bóng đèn, bóng mờ, nhật thực , nguyệt thực.
Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong măt phẳng tới và góc phản xạ bằng góc tới.
Định luật khúc xạ ánh sáng: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và tỉ số giữa sin cảu góc tới và sin của góc khúc xạ là một đại lượng không đổi đối với 2 môi trường đã cho trước. - Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất dối với trái đất chúng ta mà Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu -Ánh sáng giúp cho người nhìn thấy mọi vật xung quanh, giúp cho thực vật tổng hợp nên chất sống.
ÂM THANH
Các vật giao động phát ra sóng âm.Sóng âm truyền được trong chất khí, chất lỏng và chất rắn với vận tốc khác nhau
Độ cao của âm, âm sắc, sắc độ, độ to của âm liên quan đến sự cẩm thụ của con người. Âm thanh rất cần cho cuộc sống con người.Tuy nhiên, mức cường độ âm lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây mệt mỏi, giảm thích lức ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.