Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Vật chất và năng lượng - Coggle Diagram
Vật chất và năng lượng
Tìm hiểu về nước và tầm quan trọng của nước
Thành phần và cấu trúc phân tử của nước
Thành phần của nước tự nhiên
Cấu trúc của phân tử nước
Một số tính chất và hằng số vật lý quan trọng của nước
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của khí quyển, ánh sáng, âm thanh
Khí quyển
Vai trò của khí quyển
Là lớp không khí bao quanh bề mặt Trái Đất có tác dụng ngăn chặn các tia tử ngoại và tia phóng xạ từ vũ trụ đến Trái Đất
Cho ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và sóng vô tuyến đi qua
Giữ cho nhiệt độ Trái Đất luôn ổn định, cung cấp oxy, cacbonic, hợp chất chứa nito và hơi nước, cần thiết cho sự sống
Được chia thành 4 tầng
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Tầng trung gian
Tầng điện ly
Thực trạng hiện nay
Bị ô nhiễm do khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp thải ra hoặc từ chính đời sống con người, hiệu ứng nhà kính
Cần có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm bầu khí quyển
Ánh sáng
Một số tính chất cơ bản của ánh sáng
Bản chất là sóng điện từ
Các loại sóng điện từ
Tia gamma
Tia rơ ghen
Tia tử ngoại
Tia hồng ngoại
Ánh sáng nhìn thấy
Sóng vô tuyến
Vật tự phát sáng được gọi là nguồn sáng, các vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng
Các định luật của quang hình học
Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Định luật phản xạ ánh sáng
Định luật khúc xạ ánh sáng
Âm thanh
Tìm hiểu một số chất khí trong khí quyển
Ôxi
Trạng thái tự nhiên
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất cấu tạo nên vỏ trái đất
Trong khí quyển, oxi chiếm 23% về khối lượng, trong nước 89%, trong các thành phần của nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật
Không có oxi thì người và động vật sẽ không thể sống được
Không có oxi không có sự cháy
Một số tính chất cơ bản
Tính chất vật lý
Oxi là chất khí, không màu không mùi không vị, ít tan trong nước và trong các dung môi khác
Ở áp suất khí quyển oxi hóa lỏng -183 độ C, hóa rắn -219 độ C
Ở trạng thái rắn và lỏng oxi có màu xanh da trời
Oxi nặng hơn không khí 1,106 lần
Tính chất hóa học
Oxi tác dụng với tất cả các kim loại tạo thành oxit ( trừ kim loại quý )
Oxi tác dụng với tất cả phi kim tạo thành oxit hoặc axit không tạo muối ( trừ halogen )
Oxi nguyên tử hoạt động mạnh hơn oxi phân tử
Ứng dụng
Oxi được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật
Oxi được dùng để tăng cường quá trình oxi hóa trong công nghiệp hóa học và công nghiệp luyện kim
Oxi tinh khiết được dùng trong y học, trong các bình dưỡng khí khi làm việc dưới nước, hầm mỏ,.. cũng như làm chất oxi hóa cho nguyên liệu tên lửa
Nito
Trạng thái tự nhiên
Không khí là nguồn cung cấp nito lớn nhất
Ni tơ tự do chiếm 78,16% thể tích không khí, trong đất chứa một lượng ni tơ đáng kể dưới dạng các muối tan
Ni tơ tham gia cung cấp đạm cho đất để nuôi cây
Một số tính chất cơ bản
Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi không vị
Hóa lỏng ở -195,8 độ c, hóa rắn ở nhiệt độ -209,86 độ
Nito hòa tan trong nước rất ít
nito không cháy và không duy trì sự cháy như oxi
Nhiệt độ thường, nito là chất khí rất trơ còn ở nhiệt dộ cao, hoạt động hóa học của nito tăng lên đáng kể
Tính chất hóa học
Nhiệt đồ hồ quang nito kết hợp được với oxi
Nhiệt độ cao, nito kết hợp với một số kim loại và hợp chất
Có xúc tác, nito tác dụng với hidro ở nhiệt độ cao và áp suất cao
Hidro
Trạng thái tự nhiên
hàm lượng hidro trong vỏ trái đất bằng 1% khối lượng và 17% tổng số nguyên tử
Hidro là nguyên tử nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố
Hidro có trong thành phần nước
Có trong thành phần nhiễu khoáng chất đất đá, trong hợp chất hữu cơ
Có lượng nhỏ ở trạng thái tự do trong tầng cao của khí quyển và trong 1 số khí đốt
Một số tính chất cơ bản
Tính chất vật lý
Trạng thái tự do tồn tại dưới dạng phân tử H2 gồm 2 nguyên tử
Ở điều kiện thường, Hidro không màu, không mùi
Nhẹ hơn không khí , tan ít trong nước
Hóa lỏng ở nhiệt độ -253 độ c và áp suất khí quyển , hóa rắn -259 độ c
Dễ dàng khuyếch tá qua màng xốp, màng kim loại
Có độ dẫn nhiệt lớn hơn không khí
Tính chất hóa học
Hidro có 3 đồng vị
Proti có số khối bằng 1
Đơteri có số khối bằng 2
Triti có số khối bằng 3
Nhiệt độ thường, kém hoạt động
Nhiệt độ cao, tan tốt trong kim loại
Tương tác tốt với hầu hết phi kim
Hidro nguyên tử hoạt động hơn hidro phân tử
Khí Cacbonic
Tính chất
Cacbon dioxit là 1 khí gọi là khí cacbonic, chiếm 1 lượng nhỏ trong khí quyển, là thành phần qtrong đối với sự sống
Đặc điểm cơ bản
Không màu có mùi, vị hơi chua
Dễ hóa lỏng và hóa rắn
Dễ hòa tan trong nước
Bền với nhiệt
Ở nhiệt độ cao phân hủy
Không cháy và không duy trì sự cháy
Là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Ứng dụng
Dùng để chữa cháy
Trong công nghiệp hóa học được sử dụng để sản xuất sôda, ure
Nhận biết một số kim loại thông dụng
Sắt
Đồng
Nhôm
Những hiểu biết về thủy tinh, đồ gốm và vật liệu thông dụng khác
Thủy tinh
Tính chất
Là chất vô định hình khi đun nóng nó mềm dần
rồi nóng chảy.
Có thể tạo ra các đồ vật có hình thù khác nhau bằng cách thổi, ép hoặc cán như chai, lọ, bóng đèn, kính cửa
Ở nhiệt độ thường thủy tinh là chất rắn, không mùi, trong
suốt
Rất cứng, nhưng giòn, dễ vỡ, dẫn nhiệt kém, không thấm các chất lỏng
Cấu tạo hóa học
Thành phần của thủy tinh thường gồm Na2O.CaO,6SiO2, hỗn hợp cát, thạch anh, đá vôi và soda ở nhiệt đồ 1400 độ C
Thay natri ở trong thủy tinh loại thường bằng Kali,sẽ
được thủy tinh Kali có nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn
Loại thủy rinh này được dùng để làm các dụng cụ thí nghiệm
Thay canxi ở trong thủy tinh Kali bằng chì, sẽ được thuỷ tinh chì trong suốt và dễ nóng chảy hơn, gọi là thủy tinh pha lê
Được dùng để làm lăng kính hoặc thấu kính
Làm đồ trang sức
Thủy tinh loại thường không bền với nước, dễ bị dung dịch kiềm ăn mòn
Để tăng tính chịu nhiệt và tính bền với kiềm, người ta giảm bớt kim loại kiềm và kiềm thổ trong thủy tinh, thêm vào bo và nhôm
Một số oxit kim loại được thêm vào thủy tinh để tạo màu sắc
Coban oxit (CoO) cho màu xanh thẫm
Niken oxit (NiO) cho màu nâu hoặc tím
Đồng oxit (CuO) hay crom oxit (Cr2O3) cho màu lục
Đồng kim loại (Cu2O) cho màu đỏ
Vai trò
Được dùng trong ngành công nghiệp, xây dựng, chế tạo các loại kính phục vụ nghiên cứu khoa học và kĩ thuật
Chế tạo ra sợi quang giúp dẫn truyền thông tin
Vật liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày
Đồ gốm
Các sản phẩm chủ yếu
Gạch và ngói
Gạch và ngói được làm từ đất sét loại thường trộn với một ít cát, nhà kĩ với nước đem lại, ép khuôn phải phơi khô rồi đem nung ở nhiệt độ khoảng 900 °C.
Vì nung ở nhiệt độ không cao nên gạch và ngói đều xốp
Có nhiều loại gạch khác nhau: gạch chịu nhiệt
Gạch Samot thường làm từ đất sét chịu lửa, dùng để lót lò, xây lò và nồi hơi
Gạch Silimanit, gạch dinas
Đồ sành
Sành là vật liệu cứng, thường có màu xám, vàng hoặc nâu.
Sành rất bền đối với hóa chất.
Mặt ngoài lớp sành là lớp men muối mỏng tạo nên bằng cách vãi muối ăn vào lò nung
Đồ sành dùng để sản xuất ra các bình,lọ, chum, vại,.. dùng trong gia đình và một số vật liệu xây dựng khác
Đồ sứ
Dùng cao lanh, phenspat và thạch anh để tạo ra đồ sứ
Phân loại
Gốm dân dụng
Loại gốm thông thường mà chúng ta sử
dụng hàng ngày như gạch, ngói, sành sứ…
Dùng vào việc
xây cất nhà cửa, các công trình xây dựng
Gốm kĩ thuật
Những vật liệu có những đặc tính khác như chịu nhiệt cao, chịu ăn mòn, chịu mài mòn, không bị
biến dạng khi nén.
Có vai trò quan trọng trong công nghiệp điện tử và công nghiệp khác
Nhược điểm nổi bật nhất là giòn
Gốm là những sản phẩm đất nung.
Nguyên liệu chủ yếu để làm
gốm là đất sét và cao lanh
Đất sét tự nhiên có thành phần chủ yếu là Caolinit,montmorilonit và galoazit và các tạp chất như cát, oxit, sắt…
Cao lanh tinh khiết có màu trắng, sờ thấy mịn.
Quá trình sản xuất
Trộn đất sét hoặc cao lanh với nước, tạo dáng cách nặn, ép và đúc, phơi khô rồi sấy, nung, tráng men, trang trí và nung lại sau khi đã tráng men
Dùng đất sét pha thêm cát và một số chất khác để khi nung đồ gốm không bị vỡ
Xi măng
Xi măng là hỗn hợp canxi aluminat và những silicat của
canxi
Xi măng là vật liệu vô cùng quan trọng trong xây nhà cửa,
công trình, cầu cống.
Tìm hiểu về các nguồn năng lượng
Năng lượng
“Tất cả các dạng cụ thể của vật chất vận động đều có năng lượng.Năng lượng là một đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Một vật ở trạng thái nhất định thì chỉ có một năng lượng xác định”
Năng lượng tồn tại dưới dạng than, củi, gỗ, rơm, rạ, bức xạ mặt trời, hạt nhân, năng lượng sinh học, nước chảy, sức gió, vâ đang chuyển động…
có thể biến đổi thành cơ năng, nhiệt năng, điện năng,quang năng và chúng lại có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Các nguồn năng lượng
Năng lượng của chất đốt
nguồn năng lượng sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền như: củi, gỗ, rơm rạ… được sử dụng rộng rãi và từ lâu đời
năng lượng dạng hóa thạch : dầu mỏ, khí hóa lỏng chạy xe máy oto, máy bay.
Than đá, than cốc dùng trong các nhà
máy nhiệt điện, trong các lò cao luyện gang thép.
Năng lượng điện
Điện được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời
sống và trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghiệp, thông tin…
năng lượng điện là sự biến đổi từ các dạng năng lượng khác nhờ các tiến bộ khoa
học như hóa năng, cơ năng, năng lượng mặt trời, năng lượng hóa thạch…
Nguồn năng lượng hạt nhân
Phản ứng phân hạch – phản ứng dây chuyền
Phản ứng nhiệt hạch và năng lượng của nhiêt hạch
Các nguồn năng lượng sạch (không gây ô nhiễm môi trường)
Năng lượng mặt trời
nguồn năng lượng hầu như vô tận, có thể nói đó là nguồn
năng lượng của tương lai.
Năng lượng khai thác từ mặt trời là nguồn năng lượng
sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng
Nhiệt mặt trời (chuyển bức xạ mặt trời thành nhiệt năng, sử dụng ở các hệ thống sưởi, hoặc để đun nước tạo hơi quay turbin điện)
Điện mặt trời (chuyển bức xạ mặt trời dưới dạng ánh sáng trực tiếp thành điện năng, hay còn gọi là quang điện).
Sử dụng năng lượng mặt trời vào thiết bị đun nước nóng (biến đổi quang năng thành nhiệt năng), pin mặt trời (hiệu ứng quang điện)…
Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển trái đất.
Gió cũng là nguồn năng lượng vô tận mà từ lâu con người đã sử dụng trong đời sống.
Người ta chế tạo ra động cơ gió để bơm nước, phát điện,...
Năng lượng nước chảy
Làm quay bánh xe đưa nước lên cao phục vụ trồng trọt và sinh hoạt, sử dụng năng lượng của dòng nước chảy từ các đập làm quay tuabin kéo máy phát điện, sản xuất điện năng
Những nhà máy thủy điện lớn ở Việt Nam: Yaly, Thác Bà, Đa Nhim,...
Năng lượng thủy triều
Nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng lợi dụng thủy triều để thả đáy, khai thác thủy sản theo sự lên xuống của thủy triều, không tốn kém năng lượng và sức lực
Tận dụng mực nước thủy triều cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông
Thủy triều là hiện tượng mực nước ven biển, cửa sông lên xuống theo quy luật xác định, nguyên nhân chủ yếu là do lực hấp dẫn của Mặt trăng