Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
THỰC VẬT, Sinh sản hữu tính - Coggle Diagram
THỰC VẬT
Khái quát về giới thực vật
Ngành rêu và địa tiền
Có hơn 25 000 lòai rêu và địa tiền, là những cơ thể thực vật đầu tiên chiếm lĩnh môi trường cạn.
Loài rêu có cấu tạo khá giống nhau. Cơ thể hình sợi, lá bao quanh thân, rễ giả, mọc sát đất.
Địa tiền là lớp thứ hai của ngành Bryophyta, cấu tạo đơn giản và nguyên thủy hơn rêu, nhiều loại không có thân, nếu có thân thì yếu và nhiều rễ giả.
Ngành cỏ tháp bút
Thực vật có mạch đầu tiên, nhưng có cấu tạo đơn giản. Có thân ngầm mọc từ trong đất, từ đó mọc ra thân quang hợp màu lục.
Ngành thông đá
Kích thước không lớn (khoảng 80cm)
Có thân bò, phân ra những thân thẳng đứng và lá mỏng, phẳng. Trên đỉnh thân có những lá chuyên hóa tập trung lại thành tổ chức.
Ngành dương xỉ
Hiện tại có khoảng 9000 loại dương xỉ, phân bố rộng trên trái đất
Một số loài có kích thước lớn, bề ngòai trông giống cây thân cọ, thân mọc thẳng và hóa gỗ. Thân trồi lên hẳn mặt đất, lá hình lược thẳng đứng
Ngành hạt trần
Hiện đã thống kê được hơn 550 loài đa số là các cây gỗ và cây bụi
Thực vật hạt trần có hạt không được bao bọc trong quả. Hoa và hạt của chúng được hình thành ở mặt trong cảu lá hinhd vẩy và những lá này thường sắp xếp dạng nón.
Ở Việt Nam phổ biến có đại diện các cây: vạn tuế, thiên thuế, thông, tùng, bách
Ngành hạt kín
(Số lượng lòai phong phú nhất thế giới thực vật, hơn 230 000 lòai)
Một số loại sống hoàn toàn trong nước, một số loại sống ở nơi khô hạn nhất, sống tự dưỡng, kí sinh hay bán sinh, sống ăn thịt...
Lớp một lá mầm
Phôi có một lá mầm, lá có gân song song, bó mạch rải rác trong thân, hoa của nhiều loại có cấu tạo thích nghi với thụ phấn nhờ gió như cây: lá, ngô, tre
Lớp hai lá mầm
Phôi có hai lá mầm, lá có gân hình mạng, bó mạch xếp vòng quanh thân. Bao hoa gồm lá đài và cánh hoa, nhiều loại có cấu tạo thích nghi với thụ phấn nhờ côn trùng như: lạc, cam, mít...
Đặc điểm chung của thực vật
Giới thực vật gồm những cơ thể đơn bào, đa nhân bào chuẩn (Eukaryota) có vách tế bào bằng xenlulozo, tự dưỡng nhờ lục lạp chứa chất diệp lục a, b và các sắc tố quang hợp khác. Thực vật ít khả năng di chuyển và có phản ứng chậm với kích thích môi trường bên ngoài.
Cơ thể thực vật có thể quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ nước và muối khoáng trong đất. Chu trình sống của cơ thể thực vật đa bào phần lớn có giai đoạn lưỡng bội chiếm ưu thế.
Hầu hết thực vật đều có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Mỗi bộ phận lại có chức năng khác nhau giúp thực vật phát triển sinh tồn
Cơ quan sinh dưỡng của thực vật
Thân
Thân là phần cơ quan trục, thường ở trên mặt đất, nối tiếp với rễ mang lá và cơ quan sinh sản . có chức năng nâng đỡ cho cây đứng vững trong không gian, dẫn truyền nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên và chất hữu cơ từ lá xuống, đôi khi, thân còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Hình thái của thân
Các đạng thân
Thân gỗ: Là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất.
Dựa vào chiều cao mà người ta phân ra cây:
Gỗ lớn ( cao từ 18m trở lên)
gỗ vừa ( cao từ 12-18 mét)
gỗ nhỏ( từ 6-12m)
Thân bụi
Là thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, câc nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4 mét như sim, mua
Thân nửa bụi
Là cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kì dinh dưỡng
Thân cỏ
Là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được. Thân cỏ có nhiều loại : thân một năm, hai năm và nhiều năm.
Các bộ phận của thân
Gồm thân chính và cành
Thân chính
Gồm một thân chính thường có hướng ngược với rễ và có hình dạng thay đổi ở các loài. Thân chính có nhiều bộ phận khác nhau
.
Chồi ngọn: trên ngọn thân có một đoạn hình nón gọi là chồi ngọn. Chồi ngọn gồm nhiều mầm lá non úp lên nhau, che chở cho mô phân sinh ngọn ở phía trong.
Chồi nách: ở nách lá dọc thân, có nhiều chồi nhỏ có cấu tạo giống như chồi ngọn, gọi là chồi nách. Các chồi này sẽ phát triển thành cành và hoa
Chồi phụ: Là những chồi bất thường, chúng xuất hiện trên thân chính, cành hoặc rễ bị chặt ngang các chồi sẽ phát triển thành thân hoặc cành mới.
Mấu và gióng: Chỗ lá đính vào thân dưới thân gọi là mấu, khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng.
Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính, đó là cành bên
Cành cũng có cấu tạo và sinh trưởng giống thân chính, nghĩa là cũng có chồi ngọn và chồi nách.
Câc chồi nách lại phát triển thành các cành tiếp theo, cuối cùng tạo thành tán cây. Tùy vào từng loài cây mà góc tạo bởi thân và hướng phân cành là khác nhau làm cho tán cây có hình dạng khác nhau.
Biến dạng của thân
Ngoài chức năng chính của thân là dẫn truyền, nâng đỡ và mang hoa lá ,trong những điều kiện đặc biệt thân có những biến đổi về cấu tạo hình thái ngoài để phù hợp với các chức năng khác.
Thân Củ:
Là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chát dinh dưỡng, thân củ có thể hình thành trên mặt đất, có màu lục như củ su hào, hoặc hình thành dưới đất như củ khoai tây
Thân củ khác với rễ ở chỗ nó không có chóp và lông hút.
Thân Rễ
Là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự trữ
Thân nọng nước
Một số loài cây sống ở nơi khô cạn, thân thường dày lên do mô nước phát triển, thân có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp như cây xương rồng
Giò thân
Là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang 1 hoặc hai lá và từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới
Thân hành
Có hình quả lê hoặc hình cầu dẹt gồm các bẹ lá xếp úp lên nhau chứa chất dự trữ gọi là vảy hành
Cành hình lá: một số cây sống ở nơi thiếu nước lá tiêu giảm, nên thân, cành chứa diệp lục và có dạng lá làm nhiệm vụ quang hợp
Vd: cây quỳnh
Các loại thân trong không gian
Thân đứng: có thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vuông , gặp hầu hết các thân gỗ và một phần cây thân cỏ.
Thân bò: Cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất
Thân leo: Là cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc vào giàn để tự vươn cao.
Vd: leo nhờ thân quấn( bìm bìm, mồng tơi...), leo nhờ tua cuốn ( bầu, bí, mướp)..
Cấu tạo giải phẫu của thân
Cấu tạo sơ cấp của thân Hai lá mầm
Ở phần ngọn, nơi mà mô phân sinh thứ cấp chưa hoạt động thì thân có cấu tạo sơ cấp. Trên lât cắt ngang thân non từ ngoài vào trong gồm các phần: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ giữa và ruột.
Cấu tạo thứ cấp của cây Hai lá mầm
Thân của cây Hạt Trần và cây Hai lá mầm sống nhiều năm, hằng năm đều lớn thêm nhờ sự xuất hiện và hoạt động của các tổ chức thứ cấp mới, do tầng phát sinh trụ và tầng phát sinh vỏ tạo nên.
Ở kiểu bí dẫn liên tục, cấu tạo thứ cấp ở thân cây Hai Lá mầm từ ngoài vào trong có các lớp: Vỏ sơ cấp, vỏ thứ cấp, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp và ruột.
Trong cơ thể thực vật, hệ dẫn của rễ, thân, lá làm thành một hệ thống nhất.
Đỉnh ngọn
Đỉnh ngọn hay đỉnh sinh trưởng của thân chiếm vị trí trên cùng của thân hoặc cành
Ở thực vật bậc thấp như rêu, cỏ thâp bút, đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới. Tế bào này sẽ phân chia ra các tế bào khác của thân
Cấu tạo và chức năng của lá
Hình dạng ngoài của lá
Các bộ phận của lá
Lá cây của cây Hạt kín đa số có ba phần chính: Cuống lá, phiến lá và bẹ lá.
Phiến lá: Là một bản mỏng có màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Lá có mặt lưng và mặt bụng, trên phiến lá có các gân nổi lên, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ vận chuyển.
Cuống lá: là phần nối lá vào thân và cành. Ở một số cây, lá không có cuống mà gắn trực tiếp vào thân.
Bẹ lá: là phần gốc cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy thân hoặc cành
Các dạng lá:
+Lá đơn: Cuống lá không phân nhánh và chỉ mang một phiến, khi lá rụng thì rụng cả cuống và phiến
Lá kép: Do cuống lá phân nhánh nên phiến lá chia thành các thùy riêng biệt, mỗi thùy có dạng hình dạng giống chiếc lá nhỏ gọi là chét. Tất cả các lá chét đều đính trên một cuống
Sự biến dạng của lá
Để thích nghi với môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức năng đặc biệt, có có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận: vẩy, gai, tua cuốn, lá băt mồi
Cách mọc lá: Lá mọc trên thân và cành
Mọc cách: mỗi mấu chỉ mang một lá
Lá mọc đối: mỗi mấu lá mang hai lá đối diện nhau
Lá mọc vòng: mỗi mẫu có từ ba lá trở lên
Cấu tạo giải phẫu của lá
Cấu tạo của lá cây Hai lá mầm
Đa số cây hai lá mầm có 2 bộ phận : Cuống lá và phiến lâ
Cấu tạo của cuống lá
Cuống lá phân biệt được mặt trên và mặt dưới, mặt trên thị thường hơi lõm hoặc phẳng, mặt dưới lồi, cắt ngang cuống lá từ ngoài vào trong có các phần
Biểu bì là những tế bào hình chữ nhật, xếp theo chiều của cuống lá
Mô dày nằm ngay dưới biểu bì, làm nhiệm vụ nâng đỡ
Mô mềm bao gồm các tế bào dài theo chiều dài của cuống,chứa nhiều lục lạp
Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm
Cấu tạo của phiến lá
Phiến lá phân biệt mặt trên, mặt dưới đều được giới hạn bởi các lớp tế bào biểu bì điển hinh: không có lục lạp màng ngoài thường dày hơn và có lớp cutin, đôi khi có sáp hoặc lông.
Cấu tạo của lá cây Một lá mầm
Đa số các cây một lá mầm không có cuống
Cấu tạo lá bẹ:
Có cấu tạo tương ứng với thân cây Một lá mầm, trường hợp có cuống thì cũng có cấu tạo như cuống cây hai lá mầm
Cấu tạo phiến lá cây một lá mầm: Cắt ngang lá cây một mầm
Ví dụ: lá cây ngô
Sự rụng lá
Thời gian sống của lá ngắn hơn so với cây, nên các lá già sẽ rụng và thay thế vào đó là các lá non
Cấu tạo và chức năng của rễ
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của thực vật, có vai trò giúp cơ thể bám chặt vào giá thể, hút nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây
Đặc điểm hình thái của rễ
các kiểu rễ:
Rễ trụ: đặc trưng cho các cây hai lá mầm. Nó gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất hay còn gọi là rễ cấp 1, tại miền trưởng thành lại phân ra những rễ bên gọi là rễ cấp 2, rễ phân nhánh từ rễ cấp 2 là rễ cấp 3.
Rễ chùm: Đặc trưng cho các cây Một lá mầm.
Biến dạng của rễ:
Rễ củ: là rễ phồng to chứa chất dinh dưỡng để dự trữ. Rễ củ có thể phát triển từ rễ chính như: củ cải, cà rốt hoặc có thể phát triển từ rễ bên như: sắn, khoai lang..
Rễ chống: Thường gặp ở các cây gập mặn ven biển như: đước, đà đó là các rễ phụ phát triển từ thân, cành mọc tỏa ra rồi cắm xuống đất thành một hế thống chống đỡ.
Rễ thở: Thường gặp ở các cây ngập mặn hoặc các cây vùng đầm lầy, những nơi rễ khó hấp thụ không khí.vd: cây bần, cây vẹt
Các bộ phận của rễ:
Tận cùng là chóp rễ có màu sẫm hơn các phần khác, có nhiệm vụ che chở cho mô phân sinh khỏi bị hư hại khi rễ đâm vào đất.
tiếp với chóp rễ là miền sinh trưởng, là nhóm tế bào mô phân sinh làm cho rễ dài ra.
miền hấp thụ có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan nên còn gọi là miền hút.
miền trưởng thành còn gọi là miền phân nhánh
Cấu tạo giải phẫu của rễ
Cấu tạo của miền hấp thụ:
Từ ngoài vào trong miền hấp thụ gồm 3 phần:
Ngoài cùng là biểu bì
Tầng vỏ sơ cấp gồm có các lớp xếp từ ngoài vào trong là: vỏ ngoài, mô mềm vỏ và vỏ trong
Trong cùng là trụ giữa của rễ gồm: vỏ trụ và hệ thống dẫn
Cấu tạo của miền trưởng thành:
Đa số cây Một lá mầm và một số cây hai lá mầm có miền hấp thụ tồn tại tới cuối đời. Nhiều cây hai lá mầm sống lâu năm, rễ tăng thêm kích thước về đường kính nhờ cấu tạo của miền trưởng thành.
Cấu tạo của chóp rễ và miền sinh trưởng
Chóp rễ có nhiệm vụ bảo vệ mô phân sinh, nên các tế bào ở ngoài của nó thường hóa nhày. Mô phân sinh ngọn : phân hóa ra các mô của rễ, mô phân sinh ngọn của rễ gồm 3 phần
Giữa là tầng sinh vỏ sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp
Trong cùng là tầng sinh trụ cho ra trụ giữa chứa mô dẫn gồm các tế bào kéo dài theo trục của thân
Tầng ngoài là tầng sinh bì cho ra lớp biểu bì của rễ
Sự sinh sản và các cơ quan sinh sản
Các hình thức sinh sản ở thực vật
Sinh sản sinh dưỡng
Có hai kiểu là: tự nhiên và nhân tạo
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Vật có hoa sinh sản Dinh dưỡng rất đa dạng từ rễ, thân ,thân rễ và lá
Thực vật bậc thấp sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào. thực vật đa bào chia bằng cách cắt đôi sợi Tảo hoặc một đoạn cơ thể gọi là sinh sản sinh dưỡng bằng khúc sợi hay khúc tản
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
Do con người thực hiện trên các bộ phận sinh dưỡng hoặc dựa vào khả năng tái sinh của cây: dâm cành ,triết cành ,ghép cành. Ngày nay, còn có phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống nhanh
Gặp cả ở bậc thấp và bậc cao
Cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng
Sinh sản vô tính
Nhờ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử.Bào tử được hình thành trong túi bào tử
Giao tử được hình thành qua giảm phân, trong đó mỗi giao tử có NST dơn bội n,hợp tử có NST lưỡng bội 2n
Có ba trường hợp: đẳng giao, dị giao và noãn giao
Đẳng giao là quá trình sinh sản có sự tham gia của hai giao tử đực và cái giống nhau về hình dạng ,kích thước và có cùng khả năng di động nhờ roi .Đây là hình thức sinh sản đơn giản nhất và thường gặp ở Tảo
Dị giao là quá trình sinh sản có sự tham gia hai giao tử đực và cái khác nhau về kích thước và khả năng di động :giao tử đực có kích thước nhỏ và có khả năng di động nhanh, giao tử cái có kích thước lớn và di động chậm
Noãn giao là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng, giao tử đực là tinh trùng có khả năng di chuyển nhanh. Cơ quan sinh ra tinh trùng gọi là túi tinh .Giao tử cái không có roi nên không di chuyển được và có hình trứng gọi là noãn cầu hay noãn bào.Cơ quan sinh ra noãn cầu gọi là túi noãn
Cấu tạo cơ quan sinh sản ở thực vật hạt kín
Hoa
Là một trồi đặc biệt của cây, sinh trưởng của hạt và mang những biến thái làm nhiệm vụ sinh sản. Tất cả các bộ phận của hoa đều thích nghi với chức năng sinh sản
Ở hoa lưỡng tính ,mỗi hoa đều có cuống hoa ,đế hoa, bao hoa ,nhị và nhuỵ (hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy)
Cuống hoa có thể phát sinh từ nách của một lá gọi là lá Bắc
Đâu cuống hoa thường loe rộng thành đế hoa. Trên đế hoa mang bộ phận chính của hoa gồm đài hoa ,tràng hoa
Bộ nhị là một bộ phận sinh sản đực của hoa ,do nhịp tập hợp thành và nằm trong tràng hoa .Mỗi nghị gồm hai phần chính: chỉ nhị và bao phấn
Nhụy là bộ phận sinh sản của cái hoa ,nằm ở chính giữa hoa do các lá noãn làm thành .Mỗi nhụy gồm 3 phần: phần phình to ở dưới là bầu nhụy trong chứa noãn, phần hẹp hình ống hay hình chỉ gọi là vòi nhụy và tận cùng là đầu nhụy hay núm nhụy
Sự thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn là giai đoạn đầu của quá trình sính sản hữu tính ở thực vật có hoa, là sự tiếp xúc giữa hoa và nhụy.Có thể thực hiện theo 2 cách:tự thụ phấn và thụ phấn chéo( giao phấn )
Sau khi thụ tinh noãn biến thành hạt ,bầu nhụy thành quả. Bộ phận của hoa héo rồi rụng đi hoặc còn giữ lại trên quả,có khi lại phát triển thành bộ phận phát tán như cánh,lông...
Hạt
Có hình dạng kích thước khác nhau tùy loài cây và có những phần chính: vỏ hạt ,phôi,nội nhũ và ngoại nhũ
Quả
Là phần mang hạt. Quả do bầu biến đổi thành gọi là quả thật .các thành phần khác như đế hoa, trục lá bắc gọi là quả giả. Quả được cấu tạo bởi ba lớp vỏ :vỏ ngoài tương ứng với lớp biểu bì ngoài của vách bầu ,vỏ quả tương ứng với phần thịt của vách bầu và vỏ quả trong tương ứng với lớp biểu bì trong của vách bầu
Xuất phát từ các kiểu bộ nhụy khác nhau: một noãn lá, nhiều lá noãn rời hoặc đính chia thành 3 nhóm quả
Nhóm quả đơn: được hình thành từ một hoa có lá một lá noãn hoặc nhiều là Noãn đính nhau. Chia làm 2 loại: quả đóng và quả mở. Quả đóng gồm quả mọng và quả hạch ,quả mở như quả đậu
Nhóm quả kép: được hình thành từ một hoa nhưng bộ nhụy có lá noãn rời, mỗi lá noãn tạo thành một quả riêng biệt
Nhóm quả phức: được hình thành từ một cụm hoa ,trong thành phần của quả có cả trục cụm hoa ,bao hoa lá bắc
Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến đời sống thực vật
Ảnh hưởng của ánh sáng
Sự phân bố và thành phần quang phổ của ánh sáng
Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời mà các hạt diệp lục trong thực vật tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ là nước, muối khoáng trong đất và Co2 trong không khí tạo nên vật chất cho sự sống trong hành tinh
Ánh sáng Mặt Trời phân bố không đồng đều trên mặt đất. Càng lên cao các lớp không khí mỏng nên ánh sáng càng mạnh
Vùng xích đạo tia sáng thẳng góc nên ánh sáng mạnh và nhiều ánh sáng trực xạ ở các vùng ôn đới.
Càng xa vùng xích đạo ánh sáng càng yếu, ngày càng dài, sự phân bố ánh sáng còn thay đổi theo mùa trong năm.
Năng lượng mặt trời chiếu xuống mặt đất ở dạng sóng điện từ, có độ dài bước sóng khác nhau
Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống thực vật
Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu và sinh lí của cây. Nhiều loài cây có tính hướng sáng, cây cong về phía có ánh sáng
Lá ở nơi nhiều sáng, thường có phiến nhỏ, dày, cứng, tầng cutin dày, mô dậu phát triển
Lá cây trong tán bị che bóng có phiến rộng, mỏng, mô dậu kém phát triển .
Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, nảy mầm của hạt, mọc chồi..
Nhu cầu chiếu sáng của các loài cây không giống nhau, chia thành 3 nhóm cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
Cây ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng như: xà cừ, phi lao, các cây họ lúa ..
Các cây ưa bóng gồm những cây sống nơi ít ánh sáng: cây vạn niên thanh, họ gừng, họ cà phê..
Cây chịu bóng gồm những cây sống dưới ánh sáng vừa phải
Ảnh hưởng của đất, không khí, nhiệt độ, nước và độ ẩm đến đời sống thực vật
Ảnh hưởng của chất khoáng đối với thực vật
Chất vô cơ là chất khoáng và chiếm 97-98% khối lượng khô tuyệt đối của đất. Có 74 nguyên tố khoáng trong đất tồn tại ở hai dạng hòa tan hay liên kết: C, H, O, N, P, Fe, Si, Mg, Ca, Mn,Bo, Zn .. Đó là các nhân tố rất cần cho thực vật
Chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm khối lượng của đất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với thực vật
Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác chết hữu cơ, chủ yếu từ thực vật: cành, lá, rễ và xác của các sinh vật khác được vi sinh vật phân huy thành chất hữu cơ.
Hàm lượng các chất hữu cơ có trong đất nhiều hay ít là chỉ thị biểu hiện mức độ màu mỡ của môi trường đất
Ảnh hưởng của không khí đối với thực vật
Ooxxi(O2): Là nguyên liệu chính được sử dụng để hô hấp, sản sinh là năng lượng trong quá trình trao đổi chất của sinh vật
Khí cacbonic(CO2): Tuy chỉ chiếm 0,03% nhưng nó là thành phần quan trọng của thực vật. Cây xanh hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp
Nitơ: Là thành phần không thể thiếu để tổng hợp protein của sinh vật. Thực vật hấp thụ nito ở dạng nitrit, nitrit và amôn.
Ảnh hưởng của nhiệt độ với thực vật
Nhiệt độ cùng với ánh sáng có ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài, hoạt động sinh lí và khả năng sinh sản của thực vật.
Cây ở vùng ôn đới về mùa đông thường rụng lá , hạn chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời hình thành các vẩy bảo vệ chồi non và lớp bần cách nhiệt bao quanh cây.
Cây chỉ quang hợp mạnh ở nhiệt độ từ 20-30°c, ngừng hô hấp và quang hợp khi nhiệt độ xuống quá thấp 0°C
Khả năng chịu đựng nhiệt độ của các cơ quan không giống nhau. Lá là cơ quan chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ.
Trong những giai đoạn phát triển cá thể, yêu cầu về nhiệt độ khác nhau
Các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí và muối khoáng.. Có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật. Thiếu một trong các nhân tố trên sẽ làm cho thực vật phát triển không bình thường
Ý nghĩa của nước đối với sinh vật
Nước là chất vô cơ có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Nó là thành phần không thể thiếu đối với tất cả các tế bào sống, chiếm 80-95% khối lượng của các mô sinh trưởng
Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, là phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng trong cây.
Nước là dung môi của các quá trình trao đổi vật chất, năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể
Nước giữ vai trò quan trọng trong sinh sản, phát tán nòi giống và là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Sự thích nghi của thực vật đối với môi trường nước
Nhu cầu về nước của các loài thực vật ở cạn không giống nhau dựa vào về nước của cây chia làm bốn nhóm
Cây ngập nước định kì: là các loài cây sống trên đất bùn dọc sông, ven biển chịu tác động của thủy triều, hàng ngày bị ngập nước 1 hoặc 2 lần
Cây ưa ẩm: Là những cây mọc trên đất ẩm như bờ ruộng, bờ ao, sông suối, trong rừng ẩm
Cây chịu hạn: Là những cây chịu được môi trường khô hạn kéo dài như ở sa mạc, đụn cát..
Cây trung sinh: Là những cây có tính chất trung gian giữa cây chịu hạn và cây ưa ẩm. Cây trung sinh phân bố từ vùng nhiệt đới đến ôn đới. Đó là những cây gỗ thường xanh ở rừng nhiệt đới và cây lá rộng ở rừng ôn đới.
Vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người
Vai trò của thực vật đối với tự nhiên
Sự xuất hiện của thực vật đã tạo tiền đề để vật chất cho sự phát triển của sinh vật . Thực vật cung cấp thức ăn, oxi và chỗ ở cho các sinh vật dị dưỡng khác
Bằng chính sự tồn tại của mình, thực vật có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa lượng CO2, oxi trong không khí, điều hòa khí hậu, chống xói mòn bảo vệ đất, giữ nước và chống ô nhiễm môi trường.
Vai trò của thực vật đối với con người
Thực vật không chỉ có vai trò quan trọng đối với với môi trường mà còn có vai trò cung cấp lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn, thực phẩm: rau xanh và đậu các loại
Thực vật còn cung cấp thức ăn cho vật nuôi để phát triển chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến nông lâm sản khác, các loại vật liệu: tre, luồng, gỗ.. Cho xây dựng và sản xuất các đồ dùng cho đời sống
Sinh sản hữu tính