Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
THỰC VẬT, image tế bào đơn bào, image, image, image, image, image, image,…
THỰC VẬT
CÁC CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT
RỄ
Khái niệm
Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp.
Rễ cây là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.
Đặc điểm hình thái của rễ
Các kiểu rễ
Rễ trụ (rễ cọc)
gồm rễ chính và rễ bên.
Rễ chính: phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất
Rễ bên: Là các rễ phát triển trong quá trình phát triển của cây khi chúng được mọc ra, phân nhánh từ rễ chính hoặc rễ phụ mà không phải mọc ra từ cổ rễ của cây.
Đặc trưng cho cây hai lá mầm
Rễ chùm
có cấu tạo chỉ từ các rễ phụ và rễ bên.
có các rễ con có kích thước như nhau mọc ra từ gốc thân
Đặc trưng cho cây một lá mầm
Ngoài ra còn có rễ phụ phát sinh từ thân hoặc lá, mọc từ thấn gần đất của các cây gỗ lâu năm khi chạm đất sẽ phát sinh thành rễ trụ chống đỡ cho cây
Biến dạng của rễ
Rễ chống
thường ở cây vùng ngập mặn vên biển: đước, đà..
là rễ phụ phát triển từ thân, cành mọc tỏa ra rồi cắm xuống đất thành một hệ thống chống đỡ.
Rễ thở: thường gặp ở cây ngập mặn , cây ở vùng đầm lầy, nơi rễ khó hấp thụ không khí: cây bần, cây vẹt..
Rễ củ
rễ phồng to chứa chất dinh dưỡng để dự trữ
gồm
rễ củ phát triển từ rễ chính : củ cải, cà rốt,...
rễ củ phát triển từ rễ bên: sắn, khoai lang
Các bộ phận của rễ
Chóp rễ là phần giúp rễ đâm sâu vào lòng đất,có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất
Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia thành tế bào con, giúp rễ dài được ra.
Miền hấp thụ có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan nên còn gọi là miền hút.
Miền trưởng thành (miền phân nhánh) là nơi bắt đầu có thể sinh các loại rễ bên.
Cấu tạo giải phẫu của rễ
Cấu tạo của miền hấp thụ gồm ngoài là biểu bì, tiếp là tầng vỏ sơ cấp gồm các lớp xếp từ ngoài vào trong là: vỏ ngoài, mô mềm vỏ và vỏ trong; trongt cùng là trụ giữa của rễ gồm vỏ trụ và hệ thống dẫn
Cấu tạo của miền trưởng thành
Đa số cây một lá mầm và một số cây hai lá mầm có miền hấp thụ tới cuối đời
Nhiều cây hai lá mầm lâu năm rễ tăng kích thước về đường kính nhờ cấu tạo của miền trưởng thành.
Cấu tạo của chóp rễ và miền sinh trưởng
tế bào ở ngoài của nó thường hóa nhày, hóa bẩn để bảo vệ mô sinh
Mô phân sinh ngọn
phân hóa ra các mô của rễ
gồm 3 phần
Tầng ngoài là tầng sinh bì cho ra lớp biểu bì của rễ
Giữalà tầng sinh vỏ sinh ra các tb của vỏ sơ cấp
Trong cùng là tầng sinh trụ cho ra trụ giữa chứa mô dẫn gồm các tb kéo dài theo trục của thân
THÂN
Hình thái của cây
Các dạng thân
Thân bụi
Là dạng thân gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính.
Chiều cao không quá 4m.
Thân nửa bụi
Là thân cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kì dinh dưỡng.
Vd: cây cỏ lào, cây xương sông.....
Thân gỗ
Là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất.
Phân loại theo chiều cao: gỗ lớn(18m trở lên), gỗ vừa(12-18m) và gỗ nhỏ(6-12m).
Thân cỏ
Là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được.
Thân cỏ có nhiều loại: thân 1 năm, 2 năm và nhiều năm.
Các loại thân trong không gian
Thân bò
Bò sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất thường mọc thêm các rễ phụ.
Vd: rau má, khoai lang...
Thân đứng
Có thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vuông, gặp ở hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây cỏ.
Vd: lim, bạch đàn....
Thân leo
Là cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc giàn để tự vươn cao.
Có nhiều cách leo khác nhau: leo nhờ thân quấn (bìm bìm, mồng tơi, củ từ...), leo nhờ tua cuốn ( bầu, bí, mướp), leo nhờ gai móc (song, mây...), leo nhờ rễ bám (trầu không, dây trâu cổ...).
Các bộ phận của thân
Thân chính
Chồi ngọn: gồm nhiều mầm lá non úp lên nhau, che chở cho mô phân sinh ngọn ở phía trong.
Chồi nách: ở nách lá dọc thân, có nhiều chồi nhỏ có cấu tạo giống như chồi ngọn. Các chồi này sẽ phát triển thành cành hoặc hoa.
Chồi phụ: là những chồi bất thường, chúng xuất hiện trên thân chính, cành hoặc rễ bị chặt ngang.
Mấu và gióng: chỗ lá đính vào thân dưới chồi nách gọi là mấu, khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng.
Cành và sự phân cành
Cành cũng có cấu tạo và sự sinh trưởng giống thân chính, nghĩa là cũng có chồi ngọn và chồi nách. Các chồi này lại phát triển thành các cành tiếp theo và tạo thành tán cây.
Tùy vào từng loài cây mà góc tạo bởi thân và hướng phân cành khác nhau làm cho tán cây có hình dạng khác nhau.
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính là cành bên.
Biến dạng của thân
Thân rễ
Là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự trữ
Vd: củ dong, củ riềng...
Thân mọng nước
Một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên do mô nước phát triển, thân có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp.
Vd: xương rồng, xương rồng khế...
Thân củ
Là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chất dinh dưỡng.
Vd: su hào, khoai tây...
Giò thân
Là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá và từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới.
Vd: phong lan, củ từ, củ nâu...
Thân hành
Có hình quả lê hoặc hình cầu dẹt gồm các bẹ lá xếp úp lên nhau chứa chất dự trữ gọi là vảy hành.
Vd: tỏi, hẹ, lay ơn, thủy tiên,...
Cành hình lá
Một số cây sống ở nơi thiếu nước lá tiêu giảm, nên thân, cành chứa diệp lục và có dạng lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Vd: cây quỳnh...
Khái niệm và chức năng
Là phần cơ quan trục, thường ở trên mặt đất, nối tiếp với rễ mang lá và cơ quan sinh sản.
Có chức năng nâng đỡ cho cây đứng vững trong không gian, dẫn truyền nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên và chất hữu cơ từ lá xuống. Đôi khi, thân còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Cấu tạo giải phẫu của thân
Đỉnh ngọn
Ở thực vật bậc thấp đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới.
Ở các ngành tv có hạt thì đỉnh sinh trưởng có hình nón với đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân, lá, cành, cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.
Chiếm vị trí trên cùng của thân hoặc cành.
Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm
Ở phần gần ngọn, nơi mà mô phân sinh thứ cấp chưa hoạt động thì thân có cấu tạo sơ cấp.
Trên lát cắt ngang thân non từ ngoài vào trong gồm các phần: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ giữa và ruột.
Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm ( từ ngoài vào trong): vỏ sơ cấp, vỏ thứ cấp, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp và ruột.
LÁ
Cấu tạo giải phẫu
Cây một lá mầm
Đa số cây một lá mầm không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá.
Sự rụng lá
Thời gian sống của lá ngắn hơn so với cây, nên là các lá già sẽ rụng và thay thế vào đó là các lá non.
Cây lá hai mầm
Cuống lá
Phiến lá
Hình dạng lá
Các dạng lá
Lá đơn
Cuống lá không phân nhánh và chỉ mang 1 phiến, khi lá rụng thì rụng cả cuống và phiến.
Lá kép
Do cuống lá phân nhánh nên phiến lá chia thành các thùy riêng biệt, mỗi thùy có hình dạng giống chiếc lá nhỏ gọi là lá chét.
Sự biến dạng của lá
Vẩy: cây phi lao.
Gai: cây xương rồng.
Tua cuốn: cây đậu hà lan.
Lá bắt mồi: cây nắp ấm.
Các bộ phận của lá
Phiến lá, cuống lá, bẹ lá.
Chức năng
Là cơ quan quang hợp chính của cây, tổng hợp nên chất hữu cơ và tạo ra các chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi cây. Lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.
KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
Có 6 ngành
Ngành thông đá
Là những cây có kích thước không lớn thường chỉ đạt đến độ cao 800cm. Chúng có thân bò , từ đó phân ra thẳng đứng lá mỏng , phẳng sắp xếp xoắn
Ngành dương xỉ
Gồm 900 loài . Một số loài có kích thước lớn , bề ngoài trông giống như cây cọ bởi thân mọc thảng đứng và hóa gỗ , không phân nhánh
Ngành cỏ tháp bút
Là những thực vật có mạch đầu tiên . Có cấu tạo đơn giản và chúng có thân ngầm trong đất
Ngành hạt trần
Có hơn 550 loài . Đa số là cây gỗ và cây bụi và có hạt không nằm trong quả . Hoa và hạt của chúng hình thành trong lá hình vẩy . Ở Việt Nam có đại diện : cây vạn tế ,tùng ....
Ngành rêu và địa tiền ( Bryophyta)
Rêu có cấu tạo khá giống nhau : gồm 1 cơ thể hình sợi màu lục và được phân bố trên mặt đất hay trong đất
Địa tiền có cấu tạo đơn giản ,nguyên thủy hơn rêu. Nhiều loài không có thân nếu có thân ,nếu có thân thì thiếu mạch dẫn và có nhiều rễ giả .Phân bố trên mặt đất
Có khoảng 25000 loài . Là những cơ thể thực vật đầu tiên chiếm lĩnh môi trường cạn
Ngành hạt kín
Lớp 1 lá mầm : phôi có 1 lá mầm , lá có gân song song , bó mạch dải rác trong thân .Hoa của nhiều loài có cấu tạo thích nghi với thụ phấn nhờ gió như các cây : lúa , ngô, tre , hành
Lớp 2 lá mầm : phôi có 2 lá mầm ; lá có gân hình mạng ,bó mạch xếp thành vòng tròn trong thân . Hoa bao gồm lá đài và cánh hoa . Nhiều loài hoa có thích nghi với thụ phận nhờ côn trùng . Các loài phổ biến như : cây đậu , lạc , cam ....
Là loài có số lượng phong phú nhất trong thế giới thực vật (>230.000) một số loài sống hoàn toàn trong nước . 1 số loài trong những nơi hanh khô nhất . Đa số là loại cây tự dưỡng , có số loài có đời sống thích nghi hay bán kí sinh như : lan , tầm gửi , 1 số còn lại thích nghi với lối sống ăn thịt
VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN VÀ TỰ NHIÊN
Vai trò của thực vật đối với tự nhiên
Tạo tiền đề vật chất cho chất cho sự phát triển của sinh vật
Thực vật cung cấp thức ăn , oxi, và chỗ ở cho các sinh vật dị dưỡng khác
Trong qúa trình điều hòa lượng CO2, Oxi trong không khí , điều hòa khí hậu ,chống xói mòn bảo vệ đất ,giữ nước và ô nhiễm môi trường
Vai trò của thực vật đối với con người
Cung cấp các loại rau gia vị , làm thuốc chữa bệnh ...phục vụ lợi ích của con người
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi để phát triển chăn nuôi
Cung cấp lương thực : lúa , ngô , khoai , sắn ...., rau sạch và các đậu các loại
Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản , các loại vật liệu cho xây dựng và sản xuất
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THẾ GIỚI THỰC VẬT
Có khả năng tự dưỡng nhờ tổng hợp các chất hữu cơ từ khí cacbonnic trong không khí
Đa số thực vật ít có khả năng di chuyển và phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường bên ngoài
Thực vật có vách tế bào Xenlunozo
Thực vật có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ
Thực vật bao gồm cả cơ thể đơn bào và đa bào có nhân
Đều có rễ, thân ,lá ,hoa ,quả và hạt
Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh tới đời sống thực vật
Ánh sáng
Nhờ năng lượng của ánh áng thực vật tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ
Phụ thuộc vào địa hình,khu vực,mùa mà lượng ánh sáng được phân bố khác nhau
Thành phần quang phổ của ánh sáng:
+)Tia tử ngoại
+)Tia hồng ngoại
+)ánh sáng nhìn thấy(tia tím,xanh,vàng...)
Ánh sáng hưởng đến hình thái giải phẫu và sinh lí cây
Nước,độ ẩm,đất, không khí, nhiệt độ
Nước
Là chất vô cơ,đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể sinh vật(phục vụ cho quang hợp,vận chuyển,trao đổi chất...)
Dựa vào nhu cầu về nước ta chia làm 4 nhóm:
+)Cây ngập nước định kì.
+)Cây ưa ẩm.
+)Cây chịu hạn.
+)Cây trung sinh.
Đất
Đất có chứa chất rắn,nước,không khí.Trong đó đất rắn là thành phần chủ yếu và chia thành chất vô cơ và chất hữu cơ
Chế độ ẩm, độ thoáng khí, nhiệt độ cùng với cấu trúc của đất (nhất là đất tầng mặt) ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực vật (đất nào cây đó) và hệ rễ của chúng.
VD:cây gỗ ở những vùng đóng băng chúng phân bố nông và rộng, ở nơi không có băng rễ phân bố sâu để hút nước đồng thời có rễ phân bố ở lớp mặt để lấy các chất khoáng.
Chất vô cơ có nhiều nguyên tố khoáng,cây cần nhiều gọi là nguyên tố đa lượng,cây cần ít gọi là nguyên tố vi lượng.
Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác chết hữu cơ
Không khí
Khí Oxi(O2)
Là nguyên liệu chính được sử dụng để hô hấp,sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của sinh vật
Khí cacbonic(CO2)
Được cây xanh hấp thụ qua quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khí Nito
Thực vật hấp thụ nito ở dạng nitrit,nitrat và amon
Nhiệt độ
Ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài,hoạt động sinh lí và khả năng sinh sản của thực vật
Cây quang hợp mạnh ở nhiệt độ từ 20-30°C
Ngừng hô hấp và quang hợp khi nhiệt độ xuống quá thấp(0°C) hoặc quá cao hơn 40°C
Lá là cơ quan chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ
Trong các giai đoạn phát triển thì yêu cầu về nhiệt độ của thực vật là khác nhau
SỰ SINH SẢN VÀ CÁC CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Các hình thức sinh sản ở thực vật
Sinh sản sinh dưỡng
Gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao
Trong quá trình sinh sản cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng
Có 2 kiểu sinh sản:
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Thực vật bậc thấp: phân chia từ tế bào thành 2, rồi thành 4,... rồi thành tế bào mới
Thực vật đa bào: tách 1 đoạn cơ thể, gọi là sinh sản sinh dưỡng bằng khúc sợi hay khúc sản.
Thực vật có hoa: sinh ra từ các cơ quan rễ, thân, lá.
Ví dụ : ủ khoai lang để lâu ngày sẽ có nhiều chỗ mọc ra những chồi non mang lá
Sinh sản nhân tạo
Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan sinh dưỡng hoặc dựa và khả năng tái sinh của cây như giâm cành, chiết cành, ghép cành
Ngày nay người ta áp dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống nhanh
Sinh sản vô tính
Sinh sản nhờ 1 tế bào đặc biệt gọi là bào tử. Bào tử được hình thành từ túi bào tử
Đối với thực vật đơn bào: toàn bộ cơ thể trở thành túi bào tử
Thực vật bậc cao: khi bào tử nảy mầm không cho ra trực tiếp cây con mà ra loại giống như tản gọi la nguyên tản. Cây con được hình thành ở quá trình tiếp theo
Sinh sản hữu tính
Là quá trình sinh sản có sư kết hợp giữa 2 giao tử đưc và cái --> hợp tử--> cơ thể mới
Các giao tử được hình thành nhờ quá trình giảm phân
Sinh sản hữu tính có 3 trường hợp
Dị giao: là quá trình sinh sản có sự tham gia của giao tử đực và cái khác nhau về hình dạng, kich thước và khả năng di động: giao tử đực kích thức nhỏ di động nhanh, giao tử cái kích thước lớn hơn và di động chậm
Noãn giao: là quá trình sinh sản có sự kết hợp gữa tinh trùng và tế bào trứng
Đẳng giao: là quá trình sinh sản có sự tham gia của giao tử đực và cái giống nhau về hình dạng, kich thước và có cùng khả năng di động nhờ roi. Đây là hình thức sinh sản đơn giản nhất thường gặp ở tảo.
Tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính và sinh dưỡng. Tạo ra thế hệ mới đa dạng hơn, dễ thích nghi với môi trường sông, có sức sống cao và đảm bảo sự tồn tại cho cả loài
Cấu tạo cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín
Hoa
Là một chồi đặc biệt của cây, sinh trưởng có hạn và mang những lá biến thái làm nhiệm vụ sinh sản.
Cuống hoa: phát sinh từ nách của một lá gọi là lá bắc
Đầu cuống hoa: thường loe rộng thành đế hoa. Trên đế mang các bộ phận chính của hoa gồm: đài hoa, tràng hoa
Đầu cuống hoa: thường loe rộng thành đế hoa. Trên đế mang các bộ phận chính của hoa gồm: đài hoa, tràng hoa
Nhụy: là bộ phận sinh sản cái của hoa, nằm ở chính giữa hoa do các noãn làm thành, gồm 3 phần: bầu nhụy chứa noãn, voi nhụy, đầu nhụy
Sự thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn là giai đoạn đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, đó là sự tiếp xúc giữa hạt phấn và nhụy.
Tự thụ phấn: ĐK hạt phấn và nhụy cùng chín 1 lúc và được thực hiện dễ dàng ở hoa lưỡng tính
Thụ phấn chéo: nhờ sâu bọ, nước, gió, chim...
Sự thụ tinh xảy ra sau khi thụ phấn. Nõan sẽ biến thành hạt, bầu nhụy biến thành quả. Các bộ phận của hoa hoặc héo rụng đi hoặc giữ lại trên quả,.. có khi phát triển thành những bộ phận bộ phận phát tán như cánh, lông....
Hạt
Có hình dạng, kích thước khác nhau tùy loài cây và có thành phần chính: vỏ hạt, phôi, nọi nhũ, ngoại nhũ.
Quả
Là phần mang hạt
Quả do bầu biến đổi thành là quả thật
Vỏ quả ngoài tương ưng với lớp biểu bì ngoài của vách bầu
Vỏ quả giữa tương ứng với thịt của vách bầu
Vỏ quả trong: lớp biểu bì trong của vách bầu
Quả do các thàn phần khác của hoa biến đổi thàn là quả giả
có 3 nhóm quả chính
Nhóm quả đơn: được hình thành từ một hoa có 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn đính nhau
Quả đóng gồm quả mọng như nho, chuối, cà chua<...và quả hạch: đào , mân, mơ, dừa...
Quả mở: đậu, cải,...
Nhóm quả kép: được hình thành từ 1 ha nhưng bộ nhụy có lá noãn rời, mỗi lá noãn tạo thành 1 quả rời như quả dâu tây, quả hoa hồng,
Nhóm quả phức: được hình thành từ cả 1 cụm hoa, trong thành phần của quả cs cả 1 cụm hoa, bao hoa, lá bắc,...như quả mít, quả dứa, quả sung,....
tế bào đơn bào
tế bào đa bào có nhân
Cây đước
cây bần chua
củ rong
cây quỳnh
củ từ