Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Động vật 🐘🐖🐇, Đặc diểm chung - Coggle Diagram
Động vật
🐘🐖🐇
Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên đời sống động vật và sự thích nghi của chúng
Ảnh hưởng của ánh sáng và sự thích nghi của động vật
Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt cao, ảnh hưởng lên các cơ quan cảm giác, xúc giác và tác dụng lên trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ của động vật.
Ánh sáng nhìn thấy ( đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), tùy từng loại mà có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh sản của động vật.
Tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng trứng đẻ trong 1 lứa của gà, vịt, ngan...
Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm cũng ảnh hưởng đến mùa sinh sản của 1 số loài thú: sóc, nhím, ngựa sinh sản vào mùa hè ngày dài; còn cừu và hươu sinh sản vào mùa thu ngày ngắn.
Tia tử ngoại thường có hại cho sinh vật: có tác dụng diệt khuẩn và các loại trứng của động vật kí sinh.
Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian.
Động vật bậc thấp có cơ quan thị giác kém phát triển nên không nhận biết được hình ảnh của vật, nhưng nhận biết được sự dao động của độ chiếu sáng xen kẽ giữa độ chiếu sáng và bóng tối
Động vật bậc cao có cơ quan thị giác hoàn thiện, cho phép nhận biết được kích thước, màu sắc, hình dạng và khoảng cách của sự vật.
Nhờ ánh sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về nơi cư trú như các loài chim di cư, kiến bò theo đường mòn nhờ ánh sáng của mặt trăng vào ban đêm; ong đi tím mật nhờ ánh sáng mặt trời.
Dựa vào đặc điểm thích nghi của động vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau đã chia thành 2 nhóm động vật:
động vật ưa sáng: là những loài có giới hạn rộng về độ dài bước sóng, cường độ và thời gian chiếu sáng. Là những loài động vật hoạt động vào ban ngày.
động vật ưa tối: là những loài chỉ có thể chịu được giới hạn ánh sáng hạn hẹp, là động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, hốc, đáy biển.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và sự thích nghi của động vật
Ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lí, sinh hóa của động vật
Các loài động vật sống ở vùng lạnh có bộ lông dài vày dày hơn động vật sống ở vùng nóng
Hoạt động sinh lí, sinh hóa: khả năng tiêu thụ và và tốc độ sinh hóa thức ăn, cường dộ hô hấp phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của động vật.
VD: cá chép chỉ đẻ trứng ở nhiệt độ nước cao hơn 15°C
VD: chuột nhắt trắng sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18°C nhưng sinh sản giảm và ngừng ở nhiệt độ 30°C
Để thích nghi với điều kiện nhiệt độ khac nhau, nhiều động vật đã có những tập tính kì diệu giúp chúng thích nghi với môi trường.
VD: khả năng đào hang, xây tổ tránh nắng của kiến, ong, mối...
VD: Châu chấu ở sa mạc vào mỗi buổi sáng xòe rộng đôi cánh để phơi nắng sưởi ấm
VD: chim cánh cụt khi có bão tuyết tập trung thành đám lớn đẻ tận dụng nhiệt độ cơ thể sưởi ấm cho nhau
Động vật biến nhiệt tạm ngừng hoạt động khi nhiệt độ quá cao haowcj quá thấp gọi là hiện tượng đình dục...
Ảnh hưởng của nước và độ ẩm
Độ đậm đặc của nước, lượng oxi trong nước có ảnh hưởng rõ rệt đến đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lí của động vật thủy sinh
đối với động vật trên cạn, sự cân bằng nước của cơ thể nhờ các quá trình lấy nước và thải nước ra ngoài môi trường.
nhiều động vật thải nước tiẻu đậm đặc hay phân khô là thể hiện khả năng tiết kiệm nước như các loài bò sát , sâu bọ, thân mềm ở cạn có nước tiểu là urat đặc, hay thú ở sa mạc như gậm nhấm và sơn dương cũng thải nước tiểu đặc.
1 số động vật lại có khả năng hạn chế sự bốc hơi nước bằng cách tìm chỗ ẩm ướt để trú ẩn hoặc hoạt động vào thời điểm có độ ẩm cao
Dựa vào nhu cầu của độ ẩm mà người ta chia thành:
Nhóm động vật ưa ẩm: đa số ếch, nhái, ốc trên cạn, giun ít tơ và động vật đất.
Nhóm động vật ưa khô là các loài sống ở sa mạc, núi đá, đụn cát như bò sát ở trên cát, sâu bọ cánh cứng...
Nhóm động vật ưa ẩm là vừa phải là những loài giun trung gian giữa 2 nhóm trên như động vật ở vùng ôn đới và nhiệt đới ẩm.
Các chất khoáng trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của động vật. Căn cứ vào nồng độ muối trong nước mà người ta chia ra thành 3 loại:
Nước mặn ( ở biển nồng độ muối 35%, chủ yếu là NACL)
Nước ngọt ( nước có trong ao, hồ, ruộng, lúa...)
Nước lợ ( nước vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thay đổi theo thủy triều từ 0,5- 10% NACL)
Ảnh hưởng của khí oxi và khí cacbonnic đối với đời sống động vật
Động vật trên cạn có khả năng thích ứng với nồng độ ôxi khác nhau trong không khí.
Do càng lên cao không khí càng loãng và nồng độ ôxi thấp nên mỗi loài động vật chỉ thích ứng với độ cao thích hợp.
VD: vịt nhà lên cao được 6000m
VD: quạ xám và cú đàm lầy chịu được độ cao 8000m, chết ở độ cao 11000m
VD: chim bồ câu chết ở độ cao 8500m
Khái quát về giới động vật
Tầm quan trọng của động vật
Đối với tự nhiên
Trong hệ sinh thái động vật là sv tiêu thụ
Là thành phần của các mắt xích thức ăn ỷong mạng lưới thức ăn
Giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái
Nhiều động vật còn tham gia vào việc làm sạch môi trường sống cho các sinh vật khác
Đối với con người
Nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của con người
Cung cấp thức ăn
Cung cấp thuốc chữa bệnh cho con người
Làm vật thí nghiệm cho các loại vacxin
Đặc điểm chung
Giới động vật(Animalia) bao gồm toàn bộ giới động vật và một phần trong giới động vật nguyên sinh (Protista)
Chúng gồm những cơ thể sinh vật nhân chuẩn=> có gen di chuyền và màng tế bào
Nếu là cơ thể đơn bào thì có các cơ quan tử biệt hóa=>cơ quan đảm nhận chức năng của một cơ thể
Nếu là cơ thể đa bào thì các tế bào phân hóa thành các mô,các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau
Động vật có cơ quan vận động và hệ thần kinh=> cơ thể có phản ứng nhanh với kích thích của môi trường
Không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ của các cơ thể khác
Có hệ cơ quan và cơ quan vận động giúp chúng di chuyển tích cực để tìm thức ăn, lẩn trốn kẻ thù
Hệ thần kinh phát triển đảm bảo cho chúng có khả năng phản ứng nhanh,thích ứng cao với mọi biến đổi của môi trường
Sơ đồ phát sinh động vật
Tổ tiên của Động vật=>Đv nguyên sinh=>Ruột khoang=>Giun dẹp=>Giun tròn =>Thân mềm=>Giun đốt=>Chân khớp=>Da gai=>Hàm tơ=>Dây sống
Động vật không xương sống
Không có bộ xương bên trong
Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin
Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc ống khí
Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng
Gồm: Đv nguyên sinh,Thân lỗ, Ruột khoanh, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai, Hàm tơ
Động vật có xương sống
Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương,có dây sống hoặc cột sống làm trụ
Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi
Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng
Nửa sống, Cá lưỡi liềm,Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá lưỡng cư,Bò sát, Chim và Thú
Khái quát về giới động vật
Động vật nguyên sinh
Cơ thể chỉ có 1 tế bào, nhưng đảm nhận chứa năng của một cơ thể độc lập,nên các phần của tb phân hóa khá phức tạp
Hình thức sinh sản chủ yếu là nguyên phận
Dinh dưỡng dị dưỡng, thức ăn là chất hữu cơ có sẵn
Có khả năng di chuyển bằng chân giả như amip,bằng lông bơi như trùng dày
Ngành ruột khoang
Có thể đối xứng tỏa tròn, có hai lớp tế bào, trong cùng là xoang tiêu hóa có dạng túi thông với ngoài bằng lỗ miệng
Cơ thể bắt đầu xuất hiện tế bào thần kinh và tế bào cảm giác
Thức ăn là vụn bã hữu cơ,sinh vật phù dù hoặc các động vật nhỏ bé khác
Sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ nhau
Ngành giun tròn
Có nhiều đại diện sống tự do trong nước ngọt, nước mặn, đất ẩm hoặc kí sinh trong thực vật và động vật
Cơ thể có tầng cutin bọc ngoài,lớn lên bằng lột xác
Đơn tính,hệ sinh dục có cấu tạo đơn giản,hệ bài tiết không có hoặc là dạng biến đổi của nguyên đơn thận
Ngành thân mềm
Cơ thể gồm 3 phần: đầu ,thân và chân, đa số có lớp vỏ đá vôi bọc ngoài cơ thể
Thân mềm có hệ tuần hoàn hở nhưng có tim khá chuyên hóa,gồm tâm nhĩ và tâm thất
Hệ bài tiết của thân mềm là dạng biến đổi của hậu đơn thận
Ngành giun đốt
Chúng có xoang cơ thể thứ sinh tham gia vào nhiều chức năng của bộ phận cơ thể: chuyển vận, nâng đỡ,....
Các hệ cơ quan hình thành đầy đủ hệ tuần hoàn kín có sơ đồ nhất quán, thần kinh kiểu bậc thang hay chuỗi
Ngành chân khớp
Chiếm 2/3 số loài hiện biết,phân bố rộng khắp hành tinh của chúng ta
Có bộ xương ngoài,có cơ quan vận chuyển phát triển: chi có các đốt,hệ cơ gồm các chùm cơ, cơ quan hô hấp phong phú
Ngành dây sống
Có dây sống chạy dọc lưng và tồn tại suốt đời ở các nhóm thấp. Các nhóm cao dây sống chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi
Ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống, lòng ống gọi là xoang thần kinh
Trên thành hầu có nhiều khe mang
Đại diện : Cá lưỡi tiêm,Cá miệng tròn,...
Ngành da gai
Sống tự do,cũng có thể có cuống bám trên giá thể
Có miệng thứ sinh
Đại diện: Quả biển, Cầu biển, Sao biển,...
Ngành giun dẹp
Là động vật có mức độ tổ chức thấp,có ba lá phôi và chưa có thể xoang
Sống kí sinh,có cơ quan vận chuyển tiêu giảm,cơ quan bám phát triển để bám chặt vào vật chủ
Cơ quan sinh sản lưỡng tính
Đặc điểm sinh học của một số động vật thường gặp
Một số đại diện của động vật không xương sống
Ngành Ruột khoang
Có 2 lá phôi, được coi là đã tiêu hoá từ nguồn gốc chung với động vật bậc cao có 3 lá phôi vì chúng đều có xoang tiêu hoá thông với bên ngoài bằng lỗ miệng
Các mô của ruột khoang rất giống với các mô của động vật bậc cao: biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh và mô sinh sản
Đại diện là thủy tức
Kích thước nhỏ sống trong ao hồ
Cơ thể giống mẫu sợi có tua
Thanh cơ thể gồm 2 lớp tế bào bao quanh xoang ruột ở giữa làm cả chức năng tiêu hoá và hô hấp
Ngoại bì là lớp bảo vệ, nội bì là biểu mô tiêu hoá
Miệng thông xoang ruột với bên ngoài, được vây quanh bằng 1 vòng xích tu, mỗi chiếc dài gấp rưỡi thân
Suốt đời sống bám trên hòn đá, cành cây hay chiếc lá ở dưới nước nhờ đĩa tế bào ở gốc thân
Các loài giun sán kí sinh
Sán b
ã trầu
Kí sinh trong ruột non của lợn
Có hình lá dẹp theo hướng lưng bụng, mặt bụng có giác miệng và giác bụng dùng để bám chặt vào thành ruột của vật chủ
Sán lá gan nhỏ
Kí sinh trong ống dẫn mật của người, mèo, chó
Sán lá gan lớn kí sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, cừu
Cấu tạo tương tự sán bã trầu và có vòng đời phát triển phức tạp
Nhiều loài gây hậu quả nghiêm trọng cho người và vật nuôi
Giun đũa người
Kí sinh trong ruột non của người gây rối loạn tiêu hoá và có thể biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng
Ốc sên
Thuộc Bộ mắt đỉnh, phân lớp có phổi, ngành thân mềm,thường sống ở các bụi cây quanh nhà, vườn rau, chân tường, bờ rào quanh nhà
Có vỏ đá vôi bọc ngoài, màu nâu nhạt, có 6-7 vòng xoắn đồng tâm
Đầu có 1 đôi râu và đôi tua mang 2 mắt ở 2 đầu tua, mặt dưới đầu là lỗ miệng
Dưới bụng là khối cơ chân dày, chắc và luôn được bao phủ bằng 1 chất nhầy giúp nó di chuyển dễ dàng
Thức ăn là lá và các chồi non của cây trồng
Giun đất
Ngành giun đốt có 4 lớp xếp thành 2 phân ngành
Không đai
Lớp giun nhiều tơ
Echiurida
Có đai
Lớp giun ít tơ
Đỉa
Đại diện là giun đất
Thuộc lớp ít tơ
Đầu có đai sinh dục, tận cùng có lỗ miệng, cuối đuôi có lỗ hậu môn, mặt lưng màu sẫm mặt bụng màu nhạt
Cơ thể phân đốt đồng hình, mỗi đốt có 1 vòng là di tích của chi bên
Vận chuyển bằng cách co giãn lớp cơ vòng, cơ dọc ở trong các vòng tơ cùng với dịch thể xoang giúp cơ thể di chuyển về trước hoặc sau
Thích nghi với môi trường đất ẩm, thức ăn là các vụn bã hữu cơ trong đất
Là động vật có ích cho nhà nông vì nó làm cho đất tơi xốp, cải tạo và làm tăng màu mỡ cho đất trồng
Một số đại diện thuộc ngành chân khớp
Bộ mười chân
Thích nghi với môi trường nước mặn và ngọt, có mức độ phân hoá khá cao về tổ chức cấu tạo cơ thể
Đầu nguyên thủy mang mắt có cuống và 2 đôi râu là cơ quan xúc giác
Các đốt hàm liền với các đốt ngực thành phần hàm ngực, mang các đôi chân bò, có giáp bọc ngoài, có khi phát triển thành mai
Phần bụng có cấu tạo biến đổi như tôm, có bụng phát triển mang chân bơi, đốt cuối hợp với chân bơi thành đuôi có tác dụng như bánh lái, cua có bụng tiêu giảm gập lại và nằm dưới phần ngực
Tôm kí cư sống trong vỏ ốc có bụng tiêu giảm, mất đối xứng, mất phân đốt
Dùng làm thực phẩm quý, là đối tượng khai thác và nuôi trồng của con người
Đã biết 77 loài tôm, năng suất hàng năm khoảng 5000 tấn
Bộ cánh thẳng
Có 2 đôi cánh, cánh trước dày hơn cánh sau
Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn
Con đực có cơ quan phát âm, nhờ cọ xát 2 cánh trước hoặc cọ xát đùi với cánh trước
Trứng đẻ trước hoặc thành ổ có vỏ bao ở ngoài
Đa số ăn thực vật, nhiều khi gây hại lớn cho cây trồng
Hiện biết 2 họ, có hơn 20000 loài
Châu chấu
Sạt sành
Châu chấu
Màu sắc ngụy trang, giai đoạn non có màu xanh lá cây, trưởng thành màu nâu vàng hoặc vàng nâu bóng, có loài sống đơn độc, có loài sống thành đàn
Chúng có phần phụ miệng kiểu nghiền, cắn phiến lá, có khi chỉ còn lại gân lá
Có hại cho cây trồng nhưng cũng được dùng làm thực phẩm
Bộ 2 cánh
Có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành 2 mấu, giữ thăng bằng và định hướng khi bay
Có cơ quan miệng kiểu chích hút(muỗi) và kiểu liếm( ruồi)
Biến thái hoàn toàn, sống tự do, hút nhựa cây, hút máu hay các chất dịch thối rữa
Có khoảng 80000 loài
Vật truyền bệnh đường ruột nguy hiểm như ruồi nhà, nhặng xanh
Ruồi trâu hút máu, truyền bệnh đường máu ở trâu bò
Muỗi nâu, muỗi vằn hút máu người truyền bệnh giun chỉ, sốt xuất huyết
Muỗi sốt rét truyền bệnh sốt rét
Ruồi tse-tse ở châu Phi truyền bệnh ngủ li bì
Muỗi
Muỗi truyền bệnh do có với hút máu và tiết nước bọt
Các bệnh do muỗi gây nên: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não
Một số đại diện của động vật có xương sống
Tổng lớp cá: hiện ở Việt Nam có 2470 loài
Lớp cá sụn
Sống chủ yếu ở biển, da trần hoặc có vẩy tấm vẩy láng, bộ xương hoàn toàn bằng sụn, thiếu xương nắp mạng, khe mang thông thẳng ra ngoài
1 số loài thường gặp : cá nhám,cá đuối, cá mập
Lớp cá xương
Thân phủ vẩy láng hoặc vẩy xương, bộ xương cấu tạo hoàn toàn bằng xương hoặc 1 phần sụn 1 phần xương
Khe mang có xương nắp mang bảo vệ và nhiều loài có bóng hơi
Sinh sản hữu tính, thụ tỉnh ngoài, trứng cá phát triển trong nước
Có cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn
Một số loài thường gặp
Cá chép
Có dạng hình thoi, dẹp 2 bên, mình phủ vẩy tròn
Đầu gắn liền với thân miệng ở mút đầu, trước miệng phía dưới có 2 đôi râu xúc giác, trên là 2 lỗ mũi bít đáy
Khác với cá rô, cá quả là hàm cá chép không có răng, trên thân có 1 vây lưng 2 vây ngực ở gần nắp mạng và 2 vây hông ở giữa bụng
Vây lưng có 3 tia đầu phân hoá thành gai cứng,vây ngực có 1 và vây bụng có 2 tia cứng
Các tia cứng nâng đỡ vây, các tia vây mềm phân đốt, vây lưng có nhiệm vụ giữ thăng bằng, vây ngực và vây hông vừa giữ thăng bằng vừa khoát nước giúp cá di chuyển về phía trước hoặc lùi về phía sau
Sống ở ao, hồ, đầm, ruộng, sông suối
Là loài tạp thực, ăn cả thực vật, động vật và mùn bã hữu cơ
Cá trắm
cỏ
Thuộc họ cá chép, có thân thuôn tròn, dài hơn cá chép
Thức ăn chủ yếu là thực vật
Cá trê
Thuộc họ cá Nheo, có thân trần, đầu dẹt, miệng rộng ở mút đầu, 2 hàm đều có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài và to
Vây lưng dài, vây ngực có tia gai cứng và khía răng cưa
Lớp lưỡng cư
Là động vật có xương sống đầu tiên sống ở cạn nhưng còn giữ nhiều đặc điểm của tổ tiên sống ở nước
Trứng đều được thụ tinh và phát triển trong nước, ấu trùng sống trong nước và mang nhiều đặc điểm giống cá
Cá thể trưởng thành sống trên cạn, nhưng mức độ cấu tạo thích nghi với môi trường còn thấp, chi 5 ngón còn yếu chưa đủ sức nâng cơ thể lên khỏi mặt đất
Sọ có 2 lồi cầu chẩm khớp với đốt sống cổ đầu tiên nên cử động của đầu còn hạn chế
Xuất hiện phổi nhưng chưa hoàn thiện, hô hấp chủ yếu bằng da
Tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Sống gần các vực nước ngọt, bờ ruộng, bờ ao hoặc những nơi ẩm ướt
Là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng phá hoại mùa màng
Có 86 loài ếch nhái
Ếch đồng
Cơ thể ngắn, có 3 phần: đầu, mình, tứ chi, cổ không rõ ràng
Đầu có hình tam giác và dẹt, trên đầu có mũi, hai mắt nhô cao
Mặt lưng có nhiều vết đen ngắn gián đoạn và có màu bùn hoặc màu đất, bụng có màu trắng bạc
Da trần ẩm ướt không có vảy, dễ dàng hô hấp qua da
Phân biệt ếch đực và ếch cái qua đặc điểm sinh dục thứ cấp: ở gốc cổ ếch đực có đôi túi kêu và gốc ngón cái chi trước có chai sinh dục bằng sừng
Mùa sinh sản ứng với mùa mưa
Ếch đồng trưởng thành thụ tính ngoài đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng và biến thái thành ếch
Thức ăn là giun đất, sâu bọ, các loài động vật có xương sống nhỏ: cá, nòng nọc ếch nhái,...
Là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Cóc nhà
Động vật phổ biến, gặp nhiều ở trên cạn và sống gần với người hơn so với ếch đòng
Được dùng làm thuốc để chữa bệnh còi xương
Ăn nhiều ruồi, muỗi, côn trùng nên là động vật có ích cần được bảo vệ
Lớp bò sát
Sinh sản trên cạn, trứng có túi niệu có vai trò bài tiết, túi niệu bảo vệ phôi khỏi bị khô và có nhiều noãn hoàng dự trữ cho phôi phát triển không qua biến thái
Da khô ít tuyến, có vảy sừng chống lại sự mất nước của cơ thể
Hô hấp hoàn toàn bằng phổi, nên phổi có cấu tạo hoàn chỉnh và thở bằng lồng ngực
Tìm và động mạch phân hoá hơn: tâm thất có vách ngăn chưa hoàn toàn nên 2 nửa tâm thất còn thông nhau ( trừ cá sấu)
Phần đốt sống cổ có thêm đốt sống trụ, đảm bảo cho đầu cử động linh hoạt hơn, các giác quan trên đầu phát huy được tác dụng
Bò sát có cường đó trao đổi chất thấp nên vẫn là động vật biến nhiệt
Thụ tinh trong, đẻ trứng nhưng hầu hết thiếu khả năng ấp trứng và chăm sóc con non
Định loại được 6000 loài
Ở Việt Nam có 186 loài
Đa số dùng để chế biến làm thuốc chữa bệnh và có giá trị dinh dưỡng cao
Tuy nhiên, bò sát có xu thế giảm sút về số lượng do bị con người khai thác quá mức
Hình dạng ngoài đa dạng
Cơ thể có dạng thằn lằn
Dạng rùa có mai ở lưng, yếm ở bụng đầu và tứ chi có thể thụt vào trong mai và yếm khí gặp nguy hiểm
Dạng rắn có thân dài, da khô phủ vẩy sừng lợp mái ngói, đầu và cổ không phân biệt rõ, có tứ chi tiêu giảm.
Lớp chim
Chim có hệ thần kinh và giác quan phát triển hơn bò sát thể hiện: chim có những tập tính sinh học phong phú, với các mức quan hệ bầy đàn cao hơn bò sát
Thụ tinh trong, đẻ trứng và có tập tính ấp trứng, , nuôi con
Cường đó trao đổi chất của chim cao hơn, có khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể nên là động vật đẳng nhiệt
Thân có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh, miệng thiếu răng, có túi sừng bao bọc thành mỏ. Phổi có hệ thống mạo quản khí thông với hệ thống túi khí, bộ xương rắn chắc nhưng nhẹ và xốp
Phân bố rộng rãi và sống trong những cảnh quan đa dạng
Có hơn 8600 loài trong đó ở việt nam có hơn 500 loài chim
Đa số là động vật có ích và nhiều loài được thuần dưỡng thành gia cầm có giá trị kinh tế cao
Lớp thú
Hệ thần kinh phát triển cao: thú có những tập tính sinh học phức tạp đảm bảo cho chúng thích nghi với các điều kiện sống phức tạp của môi trường
Có hiện tượng đẻ con và nuôi con bằng sữa
Cường độ trao đổi chất cao và có khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể
Có hơn 4000 loài
Thú nguyên thủy : thú mỏ vịt
Thú thấp: kanguru, chó sói túi, chuột túi đất
Thụ cao: đông nhất hiện nay
Mèo :
Thuộc bộ ăn thịt, có 30 chiếc răng
Ngón chân có vuốt sắc giúp nó vồ và giữ mồi có hiệu quả
Tai thính, mắt tinh , khứu giác phát triển giúp chúng có thể phát hiện và đánh hơi chuột từ xa
Có mèo mướp, mèo tam thể, mèo xiêm,...
Được nuôi làm cảnh và bắt chuột
Đặc diểm chung