Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Địa lí dân cư và các ngành kinh tế - Coggle Diagram
Địa lí dân cư và các ngành kinh tế
Dân cư
Việt Nam là một đất nước đông dân, dân số tăng nhanh: 85.789.573 người (1.4.2009), Ngày 1/11/2013 dân số Việt Nam là 90 triệu người, đứng thứ 58 trên toàn thế giới
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ,
trang phục, phong tục tập quán....
Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất: chiếm 86,2% dân số cả nước
Các dân tộc khác ít người: chiếm 13,8% dân số cả nước
Mật độ dân số nước ta là 231 người/ km2 ( năm 1999)
Dân cư nước ta phân bố không đều.
Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng,
trung du và ven biển.
Trung du miền núi Bắc bộ nơi cư trú của 30 dân tộc Tày, Nùng Thái, Mường , Dao, Núi
cao Mông...
Trường Sơn -Tây Nguyên có 20 dân tộc ít người: Ê đê, Gia rai (Kom Tum) và Gia Lai.
Người Cơ Ho ở Lâm Đồng
Cực Nam Trung Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ me xen kẽ với người việt. Hoa ở Thành
phố Hồ Chí Minh
Tác động tích cực
lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững
quy mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Tác động tiêu cực
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng)
diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại,
Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục:
Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.
Địa lí các ngành kinh tế
Nông nghiệp: là ngành kinh tế lâu đời & giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Ngành trồng trọt: là ngành giữ vị trí chủ đạo.
Cây lương thực: Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây
lương thực, năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002),
Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông
Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta.
Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng
sông Hồng.
Cây công nghiệp:Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
Miền đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu,
điều…
Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
Bắc Trung Bộ: lạc…
Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai
thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp
phần bảo vệ môi trường
Cây ăn quả
Nước ta có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả: khí hậu và đất
trồng đa dạng, nước tưới phong phú, …
Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên
canh.
Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo…
nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Ví dụ: cam xã Đoài, vải thiều,
đào SaPa, nhãn Hưng Yên, bưởi năm roi, sầu riêng, măng cụt…
Ngành chăn nuôi
chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng
nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của
nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)
Chăn nuôi trâu, bò
Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 - 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu)
Nuôi trâu bò chủ yếu ở miền núi và trung du để lấy sức kéo, thịt
Ven các thành phố lớn hiện nay có nuôi bò sữa (vì gần thị trường tiêu thụ)
Chăn nuôi lợn:Ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của
trồng trọt
Chăn nuôi gia cầm: Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức
chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp
Ngoài ra, trong nông nghiệp còn có các ngành : nuôi trồng & đánh bắt hải sản, trồng rừng
Công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp
Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước
và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành, đó là những ngành
Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.
Được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Công nghiệp khai thác nhiên liệu
Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm
sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn
Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ờ vùng thềm lục địa phía
Nam, Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được, khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.
Công nghiệp điện: bao gồm nhiệt điện và thủy điện.
Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Sơn La, Y-a-ly, Trị An,…
Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tinh Bà Rịa Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt
điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước.
Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
Các phân ngành chính
Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê. dầu thực vật).
Chế biến sản phầm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,…
Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,…).
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bổ rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là
ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng
Công nghiệp dệt may
Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng cùa nước ta
sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều
nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam
Định
Địa lí một số ngành dịch vụ
Ngành Giao thông vận tải
Ý nghĩa
Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự
hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường
Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. Nhờ vào việc
phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển
Giao thông vận tải ở nuớc ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
Đường bộ
Hiện nay, cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ
Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, đồng thời cũng
được đầu tư nhiều nhất.
Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh.
Nhiều phà lớn đã được thay bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên, còn nhiều đường hẹp và chất lượng xấu.
Đường sắt
Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến là 2632 km
Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh) cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống cùa giao thông vận tải ở nước ta, Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền
Bắc
Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.
Đường sông: Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4500 km và lưu vực vận tài sông Hồng là
2500 km.
Đường biển
Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế, có 73 cảng biển lớn nhỏ
Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.
Đường hàng không
Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004 hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777,
Boeing 767...
Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội
(Nội Bài), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất)
Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở châu Á,
châu Âu. Bắc Mĩ và Ô-xtrây- lia
Đường ống: Vận tải đường ống đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển cùa ngành dầu khí, Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.
Ngành thông tin liên lạc
Ý nghĩa
Là loại hình dịch vụ có ý nghĩa chiến lược góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới.
Cung cấp thông tin kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân
Những thành tựu từ sau công cuộc đổi mới
Mật độ điện thoại và tốc độ phát triển điện thoại tăng rất nhanh
Mạng lưới viễn thông quốc tế và liên tỉnh nâng lên vượt bậc phát triển rộng khắp cả nước
Đã xây dựng các trạm vệ tinh, các tuyến cáp quang nối các tỉnh trong nước và nối Việt Nam với hơn 30 nước trên thế giới
Nước ta đã hoà mạng Internet vào cuối năm 1997, đây là kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan
trọng để Việt Nam phát triển và hội nhập
Ngành thương nghiệp
Nội thương
Cả nước là một thị trường thống nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng, tự do lưu thông. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập ở cả thành thị và nông thôn
Hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước khác nhau: tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng; thấp nhất ở Tây Nguyên.
Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất: TP. HỒ Chí Minh, Hà Nội.
Ngoại thương: Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều với Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ô-xtrây-li-a, một sô' vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Công, thị trường châu Âu và Bắc Mĩ
Du lịch
Ý nghĩa
Đem lại nguồn thu nhập lớn
Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Cải thiện đời sông nhân dân
Tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều động vật quý hiếm,...).
Tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian,...)
Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới: Vịnh Hạ Long,
Động Phong Nha, Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An