Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Việt Bắc - Câu 9-20 (Có đến 6 cặp câu hỏi
tu từ. Đó là những tình cảm…
Việt Bắc - Câu 9-20 (Có đến 6 cặp câu hỏi
tu từ. Đó là những tình cảm tiết tha mặn nồng
của người ở lại nói với người ra đi, khơi gợi lại những năm tháng chiến đấu gian khổ, hay là lời nhắn nhủ phải nhớ về cội nguồn,...
1. Bốn câu thơ đầu - Kháng chiến là công cuộc của quân và dân vì thế quân dân luôn gắn bó và san sẻ với nhau mặc dù phải đối mặt với thiếu thốn, khó khăn. Bốn câu thơ đầu đã gợi nhớ về kỉ niệm kháng chiến gian khổ giữa quân và dân, giữa người đi và kẻ ở
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
Nhân vật trữ tình xưng “mình” để thể hiện mối quan hệ gắn bó, thân mật với những người đã từng cùng nhau chịu đựng gian khổ thiếu thốn.
Điệp ngữ “có nhớ” mong muốn người ra đi nhớ về quê hương cách mạng, nhớ về kỉ niệm gian khổ cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
- Thiên nhiên khắc nghiệt
- Điều kiện thiếu thốn
"mình đi" "mình về" + nhịp thơ 4/4: có sự đảo trật tự, luận phiên xuất hiện trong 12 câu thơ, có sự chuyển hóa không ngừng
“mối thù nặng vai”:
- sự tâm huyết, đồng lòng
- tinh thần, ý chí sắt đá của quân và dân ta
- gián tiếp ca ngợi về tinh thần đoàn kết
- niềm tự hào về phẩm chất đáng quý của dân VB
“Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”:
- Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Việt Bắc
- Biểu tượng làm sống dậy những năm tháng chiến đấu khó khăn gian khổ, thời kì chiến đấu vất vả, gian nan của quân và dân ta
- Ca ngợi tình nghĩa thủy chung giữa người đi kẻ ở
- Khẳng định tinh thần, ý chí sắt đá của người dân Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng
2. Bốn câu thơ tiếp theo - Mười lăm
năm gắn bó với mảnh đất anh hùng, người chiến sĩ đã cùng nhân dân Việt Bắc có những kỉ niệm khó quên và tất cả đã trở thành hoài niệm thật đẹp, ý nghĩa
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
-
“Trám bùi để rụng măng mai để già”
- thiên nhiên như cô đơn và buồn bã, thiếu sức sống
- bày tỏ, nhắc nhớ về tình quân dân thắm thiết
Hình ảnh “những nhà” ý chỉ những mái ấm nhỏ của người dân trở nên hiu quạnh, cô đơn.
"Những nhà" + đảo ngữ “hắt hiu”
- nhấn mạnh sự trống vắng, quạnh hiu
- ẩn dụ cho sự nghèo khổ của nhân dân Việt Bắc
- khắc sâu nỗi nhớ thương tha thiết của người ở lại.
Cách sử dụng ngôn từ tài hoa, mộc mạc đơn giản nhưng lại làm nổi bật dòng hoài niệm và nỗi nhớ
“đậm đà lòng son” dù thời gian có làm cho thời thế thay đổi thì người dân nơi đây vẫn luôn thủy chung, một lòng hướng về cách mạng và kháng chiến.
“trám bùi” và “măng mai” hai sản vật quen thuộc của rừng núi Việt Bắc đã nuôi dưỡng chiến sĩ cách mạng trong điều kiện chiến đấu khó khăn
"để già" "để rụng"
- khơi gợi sự ngưng trệ của thời gian
- thể hiện sự lắng đọng cảm xúc của nhân vật trữ tình và bước đi của thời gian
3. Bốn câu thơ cuối - Cùng nhau
chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau chiến đấu với ý chí kiên cường, quân và dân Việt Bắc không thể nào quên những năm tháng chiến đấu khó khăn gian khổ gắn liền với những địa danh lịch sử thân thuộc:
“Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”
“núi non” tượng trưng cho thiên nhiên hùng vĩ bao la Việt Bắc, gắn bó và tạo nên nhiều kỉ niệm
-
2 câu thơ đầu: cánh cửa thời gian, mở ra trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, khái quát thời kì khó khăn trong những năm kháng Pháp, kháng Nhật
Điệp từ "nhớ" gợi hoài niệm khó quên về rừng núi hay nhắc nhớ về chiến khu, cội nguồn VB
“Mình đi mình có nhớ mình”
- sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai mà một.
- từ “mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xuôi
- từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc.
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa gợi bao kỷ niệm khiến người đọc không cảm thấy đây là cuộc phân li, mà là nỗi nhớ thắt chặt mọi người trong một ký ức chung đẹp đẽ.
-
Qua tám câu thơ trên, ta cảm nhận được giọng điệu nghệ thuật của nhà thơ.
Ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu thì giọng điệu nghệ thuật lại càng thể hiện rõ nét.
Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, dạt dào tình cảm tha thiết qua lớp ngôn từ thân mật, gần gũi, gợi hình gợi cảm.
Thể thơ lục bát truyền thống uyển chuyển, bộc lộ tình cảm đằm thắm, thiết tha giữa người đi và kẻ ở.
Đại từ “mình - ta” quen thuộc trong ca dao dân ca của đôi lứa yêu đương, đã hóa thành tình cảm lớn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng và chính nhà thơ
Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân nhưng rất giàu hình ảnh, cảm xúc và nhạc điệu.