Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Việt Bắc - 8 câu thơ đầu (Khơi gợi
tình cảm đẹp đẽ, gắn bó keo sơn giữa…
Việt Bắc - 8 câu thơ đầu (Khơi gợi
tình cảm đẹp đẽ, gắn bó keo sơn giữa quân và dân Việt Bắc, những nốt nhạc ban đầu tấu nên bản tình ca, hùng ca cách mạng)
1. Bốn câu thơ đầu - Là lời của người
ở lại, người dân Việt Bắc nói với người
ra đi – Trung ương Đảng, Chính phủ và
Chiến sĩ cách mạng về xuôi:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”
Hai câu thơ đầu tiên tác giả khơi gợi khoảng thời gian của lịch sử dân tộc “mười lăm năm” gắn bó tình nghĩa.
Câu hỏi tu từ không nhằm mục đích kiếm tìm câu trả lời mà để khơi gợi niềm nhớ nhung, về quãng thời gian “mười lăm năm ấy”
-
-
Sử dụng ngôn ngữ của tình yêu để chỉ về tình cảm son sắt, nghĩa tình của người miền ngược và người miền xuôi qua cụm từ “thiết tha mặn nồng”
“Mười lăm năm”:
- Khoảng thời gian gắn bó
- Cội nguồn cách mạng
Mười lăm năm + ấy: cá nhân hóa, trữ tình hóa,
cảm xúc hóa những niềm thương, nỗi nhớ
-
2. Bốn câu thơ tiếp theo - Là lời đáp trả
của người ra đi, là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm chia buổi phân ly đi
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
2 câu thơ đầu thể hiện tình cảm lưu
luyến, tiếc nuối trong buổi chia tay
Từ láy “tha thiết” cho thấy người ra đi đã cảm nhận được tình cảm của người dân Việt Bắc
=> họ cảm thấy “bâng khuâng”, “bồn chồn” trong lòng và bước đi với tâm trạng rối bời, luyến lưu.
Đại từ phiếm chỉ “ai” quen thuộc trong ca dao được tác giả sử dụng để thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn của người cán bộ với người dân Việt Bắc
Hai từ láy “bâng khuâng” và “bồn chồn”: buồn vui lẫn lộn
- Vui vì sau bao năm tháng xa cách được trở về quê hương
- Buồn bởi phải chia tay Việt Bắc - nơi đã gắn bó với các chiến sĩ 15 năm mặn nồng.
“người ra đi” trong dạ bâng khuâng vừa có sự náo nức trên đường trở về quê hương, cũng có những giằng níu tâm can với kỉ niệm ở nơi chất chứa biết bao tình cảm
Hai câu thơ tiếp theo tác giả khắc họa khung cảnh chia tay giữa người đi và kẻ ở dạt dào cảm xúc ở hai câu thơ
Hình ảnh hoán dụ “áo chàm”: gợi nhớ về nhân dân Việt Bắc trong màu áo quen thuộc đã in sâu trong tâm trí của người về xuôi
Người dân nơi đây với màu áo chàm giản dị, họ nghèo khổ nhưng lại có tình nghĩa thủy chung với cách mạng và kháng chiến.
Hình ảnh “buổi phân li”:
- Cổ điển: “phân li” là từ Hán Việt tạo nên không khí trang trọng, cổ kính trong buổi chia tay
- Hiện đại: vẻ đẹp mang không khí của một thời đại mới, không có buồn đau mà tràn đầy lạc quan
“biết nói gì hôm nay” không phải là không có gì để nói mà là không thể nói thành lời, tình cảm trào dâng đến lắng đọng trong cảm xúc
“cầm tay nhau”, hình ảnh gợi cảm về tình yêu thương gắn bó, san sẻ, đoàn kết gợi tình cảm nồng ấm.
Dấu ba chấm cuối câu như một khoảng trống cần lấp đầy một nét vẽ dẫn lối người đọc khám phá từng ngóc ngách trong trái tim con người.
Qua tám câu thơ trên, ta cảm nhận được giọng điệu nghệ thuật của nhà văn.
Ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu thì giọng điệu nghệ thuật lại càng thể hiện rõ nét.
Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, dạt dào tình cảm tha thiết qua lớp ngôn từ thân mật, gần gũi, gợi hình gợi cảm.
Thể thơ lục bát truyền thống uyển chuyển, bộc lộ tình cảm đằm thắm, thiết tha giữa người đi và kẻ ở.
Đại từ “mình - ta” quen thuộc trong ca dao dân ca của đôi lứa yêu đương, đã hóa thành tình cảm lớn của đồng bào Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng và chính nhà thơ
Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân nhưng rất giàu hình ảnh, cảm xúc và nhạc điệu.
Nghệ thuật
-
Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
-
-