Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hình tượng nhân vật Mị - Coggle Diagram
Hình tượng nhân vật Mị
Sự xuất hiện của nhân vật Mị
Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như
gắn vào những vật vô tri, vô giác
“Ai ở xa về, có việc vào nhà Thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa.”
Một cô con dâu nhà thống lí
quyền thế giàu sang phú quý
“nhiều vàng, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng nhưng lúc nào cũng cúi mặt “mặt buồn rười rượi”(hình ảnh đối ngược)
Sự xuất hiện của Mị hoàn toàn tương phản với gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy có tác dụng gợi trí tò mò cho người đọc. Thấy được cuộc đời không bằng phẳng, 1 số phận uẩn khúc, 1 bi kịch cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc
Tạo ra sự băn khoăn, thắc mắc
của người đọc là phải đi tìm kím lý
giải khám phá câu trả lời.
Mị trước khi làm con dâu
gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra
Mị là một cô gái xinh đẹp, là
niềm mơ ước khao khát của
nhiều chàng trai Tây Bắc
“trai đến đứng nhẵn cả
chân vách đầu buồng Mị”
Mị còn là một cô gái tài năng.
Mị vén chiếc lá trên môi, thổi lá
cùn hay như thổi sáo.
“có biết bao nhiêu người say
mê ngày đêm thổi sáo theo Mị”
Mị còn có những phần chất đáng quý. Cô chăm chỉ lao động, đảm đang thu vén mọi công việc gia đình
“con nay đã biết cuốc nương làm ngô”.
Con phải làm ngô giả nợ cho bố mẹ
Mị là một cô gái hiếu thảo. Cô sẵn sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho bố mẹ.
Vì thương cha nên Mị đã ném nắm lá
ngón xuống đất quay lại nhà Thống lý
Pá Tra chấp nhận cuộc sống mà cô
không hề mong muốn.
Điều đặc biệt, đáng quý, đáng
trân trọng là cô luôn khao khát sống
mãnh liệt, yêu đời, yêu cuộc sống
tự do, giàu lòng tự trọng.
Cô đã từng xin bố đừng bán cô cho nhà giàu. Khi bị bắt về nhà Thống lý Pá Tra cô phản kháng quyết liệt, đêm nào cô cũng khóc.
Cô đã có 1 tình yêu, có người
yêu, có hạnh phúc.
Số phận đau khổ làm con dâu
gạt nợ ở nhà Thống lý Pá Tra.
Mị là nạn nhân của cái nghèo, nạn
nhân của hình thức bóc lột hình thức cho
vay nặng lãi của Thống lý Pá Tra
Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ
Do hủ tục của người miền núi – tục cướp vợ
Kiếp con dâu gạt nợ, linh hồn của Mị đã bị con ma cai quản đến hết đời, dù món nợ ấy đã được trả, Mị cũng sẽ không được giải thoát để trở về cuộc sống tự do..
Đây chính là bi kịch đau đớn trong cuộc đời Mị.
Quãng thời gian mà Mị làm con dâu gạt nợ ở nhà Thống Lý Pá Tra là một quãng thời gian thê thảm, nhục nhã, cơ cực
Mị bị biến thành công cụ lao động bị
bóc lột tàn bạo, vắt kiệt sức lai động.
“con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm
nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai
cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vài
việc làm cả ngày cả đêm”
Mị còn chịu trận đòn roi vũ phu và tàn bạo
trong gia đình, mà cảnh trói người chết
đứng không phải chuyện lạ
Mị phải sống bên người chồng không có tình yêu, A Sử lừa để cướp Mị về làm vợ.
Mị không được đi chơi, không được hưởng thụ nhu cầu bình thường của 1 con người.
Mị bị ràng buộc, khống chế bởi tư tưởng
thần quyền “ mình cũng đã bị cúng trình ma
thì chỉ có cách chết rũ xương tại đây”
“ kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ buồn bằng bàn tay. Lũ nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sườn hay là nắng”
Do sống trong tâm tối khổ cực
đày đọa, hậu quả là Mị bị tê liệt về
sức sống và cả tinh thần.
Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Đến
cái chết Mị cũng chẳng còn nghĩ đến nữa
Bây giờ trong Mị chỉ còn ý niệm duy nhất, ý niệm về thân phận “ trâu ngựa của mình”.
Mị âm thần như 1 cái bóng “ mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”
Những đêm mùa đông giá lạnh trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo.
Qua đoạn đời thê thản của Mị ở
nhà Thống Lý Pá Tra ta thấy
Nhà văn xót thương đồng cảm cho số phận đau khổ của Mị
Nhà văn lên án tố cáo thế lực thống trị tàn bạo
Diễn biến tâm lý và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Đầu tiên, Mị ngồi nhẩn thầm
bài hát của người đang thổi.
Trong không khí của đêm tình
mùa xuân, trong cái nồng nàn của bữa
rượu ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị
lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát.