Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tây Tiến (Đoạn 3 - Hình tượng
người lính Tây Tiến hào hùng, hào
hoa lãng…
Tây Tiến (Đoạn 3 - Hình tượng
người lính Tây Tiến hào hùng, hào
hoa lãng mạn và bi tráng)
1. Đầu tiên hình tượng người lính hùng tráng được Quang Dũng miêu tả chân thực bằng bút pháp hiện thực pha đôi chút cảm nhận độc đáo, lạ hóa.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Vẻ đẹp bi tráng
Hình ảnh của 1 đoàn binh: không mọc tóc, da xanh xao => Ốm yếu, tiều tụy, trông kỳ dị.
Nguyên nhân:
- Tiện cho việc sinh hoạt và đánh giáp lá cà với địch (còn gọi là những anh “vệ túm”, “vệ trọc”).
- Những thiếu thốn về vật chất, nơi rừng thiêng nước độc, đặc biệt là sốt rét rừng đã khiến làn da xanh xao và tóc rụng không mọc lại được.
Vẻ đẹp hào hùng
Đảo ngữ kết hợp với từ Hán Việt đoàn binh: Dù có ở trong hình dạng kinh dị nhưng mà khí thế chiến đấu vẫn bốc cao ngùn ngụt, không hề nhụt chí
Quân xanh màu lá: cách nói ví von, rất mới mẻ
- Người lính xanh xao bởi đói khổ và sốt rét rừng
- Màu xanh của lá cây dùng ngụy trang, phục kích kẻ thù.
Không mọc tóc: Người lính Tây Tiến ở trong tư thế vô cùng chủ động, không cần mọc tóc chứ không thể mọc tóc vì sốt rét rừng.
- Thể hiện sự ngang tàn
- Thể hiện hiện thực chiến tranh gian khổ
- Có thể hiểu là: họ tự nguyện cạo trọc đầu để an ủi những khó khăn
Dữ oai hùm: Hình ảnh người lính Tây Tiến trong tư thế làm chủ thiên nhiên, đất trời Tây Bắc, đạp đổ mọi gian khổ để tiến về phía trước.
=> Gợi lên dáng vẻ oai phong, lẫm liệt của chúa tể sơn lâm
=> Khí phách của những người anh hùng sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của đất nước.
Nghệ thuật đối lập: Quân xanh màu lá - dữ oai hùm
- Thể hiện tư thế hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà “dữ oai hùm” làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía
- Thể hiện tư thế ngang tàng của người lính Tây Tiến
2. Người lính Tây Tiến mang nét hào hoa lãng mạn, yếu tố giúp họ quên đi những thiếu thốn, khó khăn.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Hai câu thơ nhốt trọn hai thế giới, hai giấc mộng của người lính Tây Tiến
Ban ngày: Gửi ánh mắt trừng
- Tâm hồn sục sôi ý chí và quyết tâm sắc đá tiêu diệt kẻ thù của người lính.
- Cái nhìn nảy nửa đối với kẻ thù, tinh thần sẵn sàng chiến đấu “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Ban đêm:
- Nhớ về những góc phố quen Hà Nội
- Nhớ về những vẻ đẹp của Hà Nội: mùi hoa sữa thơm trên từng góc phố, trường xưa, lớp cũ,...
- Hình ảnh của những cô gái Hà Nội thanh lịch, yêu kiều, diễm lệ.
Tác giả đã thể hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc sự lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến, một vẻ đẹp làm sáng bừng cả không gian đang u tối lúc bấy giờ.
-
3. Những câu thơ tiếp theo đã
làm nổi bật lên vẻ đẹp lí tưởng của
người lính Tây Tiến - sẵn sàng cống
hiến cho quê hương, tổ quốc
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Rải rác biên cương mồ viễn xứ gợi nhớ những hi sinh mất mát của những chiến sĩ ở nơi biên ải xa xôi đầy xót xa
Rải rác: miêu tả những nấm mồ vô danh của những người lính đã chiến đấu anh dũng ở nơi phương xa xứ lạ
=> Cảm giác ảm đạm hoang vắng, xót xa thương cảm
=> Người lính hiện lên như người chinh phu, mang dáng dấp của người lính cụ hồ
Mồ viễn xứ: sự thiếu thốn, hoang vắng không được quan tâm
- nhìn thấy hiện thực chiến tranh hào hùng, bí tráng
- hiện thực cuộc sống cảm giác bi thương, đó là cái chết xa nhà
“Biên cương”, “Mồ viễn xứ” làm tăng thêm sự cổ kính, trang trọng và giảm bớt cái sự đau thương, mất mát
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: tập trung thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của người lính Tây Tiến
Chiến trường: nơi cái chết cận kề nhưng người lính ra đi một cách ngang tàn, lý tưởng vĩ đại, họ sống vì quê hương đất nước, vì tự do và hòa bình dân tộc.
Chẳng tiếc đời xanh cụm từ giàu cảm xúc thẩm mỹ
- Họ cống hiến cả tuổi xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước => tình yêu khiến chúng ta phải cảm phục
4. Khép lại đoạn thơ là sự hy
sinh bi tráng của người lính: Tây Tiến
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Áo bào thay chiếu: cách nói trang trọng hoá để giảm bớt đi bi thương khi đề cập đến cái chết của người lính
- Thực tế: khi người lính ngã xuống chỉ có manh chiếu rách bó tạm, thậm chí còn không đủ, sự ra đi thầm lặng và không trọn vẹn của đời lính.
Một cái nhìn đồng vọng, nâng niu và trân quý của nhà thơ với đồng đội của mình
Anh về đất: nói giảm nói tránh, xoa dịu đau thương mất mát, đó là lúc an nghỉ trên mảnh đất quê hương, hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở thành vĩnh viễn bất tử.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành - dữ dội gào thét đã làm bật lên không khí thời đại vừa đầy thương xót vừa hùng tráng vô cùng
-
Con sông Mã trở thành hình tượng tự hào cho lịch sử dân tộc. Thanh âm của sông Mã làm lấn át đi cảm xúc bi thương. Tất cả nội lực của câu thơ dồn xuống từ “gầm”
Tiếng gầm là khúc tráng ca - khúc nhạc bi tráng, khúc nhạc thiêng tiễn đưa anh linh của những người chiến sĩ về điểm dừng chân cuối cùng.