Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA LÝ VÙNG MIỀN ban-do-7-vung-kinh-te-viet-nam - Coggle Diagram
ĐỊA LÝ VÙNG MIỀN
Đồng bằng sông Hồng
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác
Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt
Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ
Tài nguyên biển
Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Khí hậu
Mùa xuân có tiết mưa phùn
Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô
Tài nguyên đất đai
Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển
về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông
Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước
để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam.
Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Vị trí địa lý
Diện tích của vùng đồng bằng Sông Hồng: 14 860 km².
Vũng đồng bằng Sông Hồng gồm: Đồng bằng châu thổ, rìa trung du và vịnh Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà)
Duyên hải miền trung
Vị trí địa lý
à một dải các đồng bằng duyên hải ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Địa hình
Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy núi Hoành Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Định-đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.
Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi sót → mõm đá.
đồng bằng duyên hải miền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m, và giữa chúng hình thành những mạch nước ngọt ngầm phun lên như ở Bàu Tró (Quảng Bình)
Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.
Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình thành nên các đảo và bán đảo.
Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần
Khí hậu
Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào.
đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.
Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc Trung Bộ chịu chế độ gió mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây, còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ biển thổi vào.
Sông
Sông ngòi ngăn, ít phù sa
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tài nguyên khoáng sản
Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á
Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu
Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW.
Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.
Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW.
Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu)
Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng).
Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa …
Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.
Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm hai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Tài nguyên nước
Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW).
Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông.
Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW)
Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn
Khí hậu
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa.
Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Tài nguyên đất
Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
Địa hình
Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao
Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.
Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam.
Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp
Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển.
Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng.
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.
Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
Khó khăn
hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản (nguyên liệu cây công nghiệp) chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.
Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn.
Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê.
Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
Vị trí địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6% diện tích cả nước.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.
Dân cư - Xã hôi
có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề
Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Mật độ dân số ở miền núi là 50 – 100 người/km2.
tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư,... vẫn còn ở một số tộc người.
Các dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng,Dao,Thái, Mường,....
Tỉnh có dân số đông nhất vùng là tỉnh Bắc Giang với khoảng 1,8 triệu người.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân.
Chăn nuôi gia súc
Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước.
Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu.
Đàn bò có 900 nghìn con, bằng 16% đàn bò cả nước
Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
Do giải quyết tốt hơn lương thực ở người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng; tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước
Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
Khó khăn: những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m.
Tây nguyên
Tài nguyên nước
Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối.
Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu.
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai.
Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
Đất đai
Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng;
Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.
Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.
Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%).
Khí hậu:
Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C.
Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...
Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước.
Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...
Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam.
Địa hình
Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào.
Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:
Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.
Địa hình vùng núi.
Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.
Tài nguyên khoáng sản
Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.
Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai.
Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum.
Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.
Chủng loại khoáng sản ít
Vị trí địa lý
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia.
Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
Đông Nam Bộ
Con người và hoạt động kinh tế
Có cơ cấu nghành kinh tế khá hoàn chỉnh,tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta
Công nghiệp chiếm 54,8% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước(1999) . Các nghành chiếm tỉ trọng lớn: nhiên liệu,thực phẩm,dệt,hóa chất,...
số dân 10,9 triệu người(2002), mật độ dân số 434người/km2 (1999).Nguồn lao động dồi dào,có kĩ thuật,...
Nông nghiệp khá phát triển với cơ cấu nghành toàn diện . Trồng nhiều cây công nghiệp,cây ăn quả,chăn nuôi gia súc ,thủy hải sản,..
các thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước
Các thành phố khác: Biên Hòa,Vũng Tàu
Thiên nhiên và tài nguyên
Là 1 dải đất cao hơi lượn sóng,phần lớn đất là đất badan và đất xám phù sa cổ thuận lợi phát triển cây công nghiệp.Khí hậu mang tính chất cận xích đạo và ít thiên tai
Có tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và gần các ngư trường lớn,hải sản phong phú
diện tích 23550km2 gồm: tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương,Bình Phước,Tây Ninh,Đồng Nai,Bà Rịa-Vũng Tàu
địa lí: phía tây bắc giáp campuchia, phía nam - tây nam giáp đồng bằng sông cửu long, phía đông-đông nam giáp biển đông, bắc và đông bắc giáp tây nguyên và duyên hải nam trung bộ.
địa hình: bán bình nguyên. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
Đồng bằng sông Cửu Long
Con người và hoạt động kinh tế
là vùng sản xuất lương thực,thực phẩm lớn nhất cả nước và vùng còn trồng nhiều cây ăn quả
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nổi bật,là vùng nuôi nhiều tôm cá ,thủy sản lớn nhất cả nước
số dân là 16,1 triệu người với mật độ trung bình 406 người/km2(1999).Người dân có nhiều kinh nghiệm cải tạo đất phèn,mặn để trồng trọt,..
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nổi bật,là vùng nuôi nhiều tôm cá ,thủy sản lớn nhất cả nước
Các thành phố
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương
Các thành phố khác: Mĩ Tho(Tiền Giang),Long Xuyên(An Giang),Cà Mau
Thiên nhiên và tài nguyên
khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo và ít thiên tai thuận lợi phát triển nông nghiệp
thuận lơi: đất phù sa màu mỡ có diện tích lớn,nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước
là vùng đb châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình tương đối bằng phẳng,độ cao trung bình so với mặt biển 3-5m,có khu vực 0,5-1m
khó khăn: ngập úng kéo dài trên diện rộng vào mùa mưa
Gồm 13 tỉnh:Long An,Tiền Giang,Đồng Tháp,Vĩnh Long,Trà Vinh,Sóc Trăng,Kiên Giang,Bạc Liêu,Bến Tre,Cà Mau,Hậu Giang,Cần Thơ,An Giang có diện tích tự nhiên 39734 km2 và dân số 16,7 triêu người(2002)
Biển Đông các đảo và quần đảo
Biển Đông
Tiếp giáp với 9 nước: Trung Quốc Việt Nam Campuchia Thái Lan Malaysia Singapore Indonesia Philippines và Brunei
Thông ra hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Diện tích khoảng 3447000 km2
Khí hậu của biển Đông khá phức tạp Đây là nơi phát sinh nhiều cơn bão
Trải dài từ khoảng chí tuyến Bắc đến vĩ tuyến 3 độ nam.
phía đông mở rộng đến đường bờ biển phía tây của các đảo thuộc Philippines
Là nơi có nhiều tuyến đường Hàng hải Quốc tế quan trọng
có nhiều tuyến đường hàng không quốc tế
Là một biển lớn và tương đối kín
Biển Việt Nam và các đảo
biển việt nam
Có nhiều đảo và quần đảo thuộc biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta
Vùng biển nước ta có tài nguyên phong phú và giá trị kinh tế nhiều mặt: nguồn lợi hải sản phong phú, vùng bờ biển và các đảo có nhiều thắng cảnh đẹp, các vịnh biển kín gió là nơi xây dựng các hàng hải lý tưởng, bảo tồn được nguồn tài nguyên sinh vật.
Đường bờ biển dài 3260 ki lô mét
Có tới 30 tỉnh thành phố tiếp giáp với biển
5 bể trầm tích dầu khí là sông Hồng, Nam Côn Sơn, bể Mã Lai- Thổ Chu,Cửu Long...
tổng trữ lượng khai thác ước tính 4-5 tỷ tấn
Biển Việt Nam thuộc Biển Đông có diện tích hơn 1 triệu kilômét vuông
các đảo
Có 2773 hòn đảo ven bờ Trong đó: các đảo có diện tích lớn nhất là Phú Quốc 573 km vuông, Cát Bà 277 km vuông các đảo tương đối lớn là Côn Đảo, Phú Quý, lý sơn, Bạch Long Vĩ ,Cồn Cỏ... Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều đảo nhất của cả nước
Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa): gồm khoảng 100 hòn đảo,đá cồn san hô và bãi san hô rộng khoảng 160-180 nghìn km2. Trong đó có 23 Hòn Đảo thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước với diện tích tổng cộng khoảng 10 km2
một số hòn đảo lớn của quần đảo là Ba Đình Nam Yết, Song Tử Đông,Song Tử Tây...
Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng): gồm trên 30 hòn đảo, cồn,mãi trong một vùng rộng khoảng 15000 km2. Trong đó Hoàng Sa là đảo lớn nhất với chiều dài hơn 900 mét, chiều rộng gần 700m