TRƯỜNG MẦM NON
KHÁI NIỆM
Theo quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam, trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi. Trường mầm non là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Tại Việt Nam, trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
PHÂN lOẠI
Dân lập
Tư thục
Công lập
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
THÁP NHU CẦU CỦA TRẺ
Nhu cầu về sự an toàn
Nhu cầu về sự hoà hợp
Nhu cầu thiết yếu
Nhu cầu thể hiện giá trị bản thân
Nhu cầu được tôn trọng
Bao gồm ăn mặc, sinh lý…Do nhu cầu cuộc sống quá đầy đủ nên gần như bọn trẻ thời nay mất hẳn nhu cầu về ăn mặc. Thường bản năng người luôn đi tìm cái thiếu chứ không mấy ai đi tìm cái đủ. Như vậy ngay từ đầu đứa trẻ đã không có cảm giác nhận diện được nhu cầu cơ bản của sự tồn tại. Với sự bao bọc và chăm sóc quá chu đáo từ phía bố mẹ, thì khả năng sinh tồn của đứa trẻ vô tình bị tước mất.
Các con gần như thiếu thái độ trân trọng về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và trân trọng những tài sản, mái nhà chung của gia đình. Như vậy sau này sẽ ảnh hưởng đến lối sống độc lập, ưu tiên việc chăm sóc bản thân trước khi lao đầu vào những việc không quan trọng khác.
Các con cần nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình, niềm tin giữa con người với con người, giữa những người thân yêu và bạn bè. Đây chính là nền tảng cho con phát triển các mối quan hệ sau này và sống tử tế với mọi người.
Ai cũng có nhu cầu được tôn trọng cái tôi, quan điểm cá nhân, được kính trọng, yêu mến và bày tỏ những sự khác biệt. Vì thế các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, thích ứng và tôn trọng.
Lúc này các nhu cầu về vật chất hay sinh lý không còn ý nghĩa quan trọng và có tính chất quyết định giá trị sống của một ai đó. Dù nghèo đói, dù đường cùng thì mỗi người vẫn có lòng tự trọng, hành động vì giá trị của bản thân và một cuộc sống có ý nghĩa.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Phát triển Nhận thức
Phát triển Ngôn ngữ
Phát triển Thể chất
Phát triển Tình cảm-Xã hội và Thẩm mĩ
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
- Có sự nhạy cảm của các giác quan.
- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.
- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.
- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
- Hồn nhiên trong giao tiếp.
- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện....3