Phương pháp xử lí số liệu

Khái niệm

Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn

Phân loại

biến số định tính : là loại biến số phản ảnh tính chất, sự hơn kém. Có thể biểu diễn dưới dạng định danh (ví dụ: nam/nữ) hay thứ bậc (tốt/khá/trung bình/yếu)…Đối với loại biến số này ta không tính được giá trị trung bình của số liệu.

biến số định lượng : Thường được biểu diễn bằng các con số. Các con số này có thể ở dưới dạng biến thiên liên tục (ví dụ: huyết áp của bệnh nhân theo thời gian) hoặc rời rạc (ví dụ: chiều cao, cân nặng của người bệnh lúc vào viện)

Một số nguyên tắc

  • Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường sự khác nhau hay mối tương quan giữa các biến số
  • Số nhóm nghiên cứu: một nhóm, hai nhóm hay trên 2 nhóm.
  • Cỡ mẫu nghiên cứu: nhỏ hay lớn.
  • Bản chất của số liệu, loại biến số: định tính hay định lượng. - Phân bố mẫu: phân bố chuẩn hay không chuẩn
  • Loại quan sát: mẫu độc lập hay ghép cặp

Phân tích số liệu nghiên cứu

Mô tả các biến số

  • Tỷ lệ: đối với các biến định tính. Từ tỷ lệ có thể ước lượng từ mẫu ra quần thể nghiên cứu với các phép ước lượng điểm, ước lượng khoảng hoặc kiểm định giả thuyết cho tỷ lệ cuả một nhóm hay nhiều nhóm.
  • Giá trị trung bình (X), trung vị , độ lệch chuẩn (SD), giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất: đối với các biến định lượng. Tương tự như với biến định tính, từ các giá trị trung bình của mẫu có thể ước lượng điểm, ước lượng khoảng ra các giá trị của quần thể

Phân tích sự khác biệt

  • So sánh 2 tỷ lệ.
  • So sánh 3 tỷ lệ hoặc hơn.
  • So sánh 2 giá trị trung bình.
  • So sánh 3 giá trị trung bình hoặc hơn

Phân tích mối liên quan giữa các biến số

  • Tương quan giữa 2 biến định tính
  • Tỷ suất chênh hiện mắc (POR: Prevalence Odd Ratio): trong nghiên cứu ngang.
  • Tỷ suất chênh OR: trong nghiên cứu bệnh chứng không ghép cặp.
  • Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk): trong nghiên cứu thuần tập
  • Tương quan giữa 2 biến định lượng
  • Hệ số tương quan r
  • Phương trình hồi quy tuyến tính: Y = a + bX
  • Tương quan giữa 3 biến định tính trở lên: phân tích tầng
  • Tương quan hồi quy tuyến tính bội