Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đặc điểm của trẻ khiếm thính - Coggle Diagram
Đặc điểm của trẻ khiếm thính
Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính sẽ bị câm nếu nó không được phát hiện
sớm những khó khăn về thính giác và được hỗ trợ bằng những phương pháp chuyên biệt
trong việc tiếp nhận ngôn ngữ
Trẻ khiếm thính không thể tự mình lĩnh hội
được ngôn ngữ
Ở trẻ khiếm thính, do thiếu cảm giác nghe hoặc cảm giác giác nghe bị phá huỷ, cảm giác thị giác và cảm giác vận động có một vai trò đặc biệt quan trọng.
Trẻ khiếm thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ
chỉ dựa trên tri giác nhìn
Thị giác của trẻ khiếm thính trở thành chủ đạo và chủ yếu trong việc nhận thức thế giới xung quanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ
Trẻ khiếm thính thường để ý những chi tiết nhỏ của thế giới xung quanh mà trẻ bình thường không để ý đến.VD
Phân biệt mầu sắc: việc phân biệt những màu sắc gần giống nhau như: xanh, đỏ, da cam thì trẻ khiếm thính phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường
Phân biệt người tiếp xúc: trẻ khiếm thính có thể nhận thấy từng chi tiết về khuôn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo nhanh hơn so với
trẻ bình thường.
Ở trẻ khiếm thính, tri giác phân tích thường trội hơn tri thức tổng giác
Ở trẻ khiếm thính, tri giác phân tích thường trội hơn tri thức tổng giác
Trẻ khiếm thính thường làm chúng ta ngạc nhiên bằng khả năng dùng thị giác tiếp nhận và phân biệt tinh tế những gì mà chúng ta nói với chúng
Xúc giác và cảm giác vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của trẻ khiếm thính.
Ở trẻ khiếm thính, sự mất thính lực không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn
ảnh hưởng đến sự phối hợp các động tác của cơ thể
Trẻ khiếm thính thường vụng về không khéo léo, rất khó khăn với những kỹ năng lao động và thể thao đòi hỏi
sự phối hợp tinh tế và sự thăng bằng của các động tác
Xúc giác-rung của trẻ khiếm thính là đặc thù và độc đáo nhất. Đây là phương tiện quan trọng trong tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính
Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính
Từ vựng nghèo nàn và cực kì hạn chế, sử dụng từ không sát được đúng ý nghĩa cơ bản của nó
Trẻ bị giảm sức nghe và thiếu ngôn ngữa sự phá hủy ngôn ngữ thường xuất hiện sự phá hủy ngôn ngữ viết và cấu trúc ngữ pháp
Trong trường hợp nặng nhất hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ (điếc hoàn toàn)
Những trẻ bị phá hủy chức năng nghe thường thể hiện
Chứng viết khó và mất ngữ pháp
Thành phần chữ bị bóp méo
Những chữ cái riêng lẻ bị bỏ qua, thay thế đổi chỗ cho nhau
Trẻ không hình thành được sự liên hệ, liên tưởng giữa từ tín hiệu của hiện thực và vật cụ thể, sự phát triển ngôn ngữ bị tụt hậu
Ví dụ:
Khi đứa trẻ sinh ra đời đã bị điếc hay mất thính giác ở giai đoạn sớm nhất của sự phát triển ngôn ngữ trong những tháng đầu của cuộc sống. Không dễ có thể nhận ra được trẻ có vấn đề hay không. Trẻ khiếm thính phát ra những âm thanh phản xạ phản ứng linh hoạt với đồ chơi nào đập vào mắt nó, nhưng không nghe được tiếng nói của người xung quanh, không hiểu họ nói gì và không thể bắt chước được tiếng nói của người xung quanh.
Trẻ KT có hệ thống giao tiếp độc đáo, khác nhau căn bản với hệ thống ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ
Do thiếu ngôn ngữ, sự hạn chế và nghèo nàn của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ làm cho nó mất khả năng vận dụng kinh nghiệm và giảm khả năng thu nhận khái niệm mới
Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính
Ta biết rằng vào lúc gần tròn một tuổi, trẻ bắt đầu ghi nhớ được từ. Tuy nhiên, sự ghi nhớ này mang tính tự phát và không có chủ định. Ở trẻ khiếm thính việc ghi nhận từ ngữ bắt đầu muộn hơn nhiều vì mất hẳn một khoảng thời gian dài ban đầu rất quan trọng để tiếp nhận từ ngữ.
Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ 3 dạng từ sau của học sinh điếc và học sinh nghe được:
Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận được bằng mắ
Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan xúc giác
Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh
Trẻ khiếm thính kém hơn trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu thị hiện tượng âm thanh. Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ khiếm thính ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận được nhờ xúc giác.
Ở trẻ khiếm thính, biểu thị về âm thanh của các khách thể xuất hiện dựa trên hoạt động của những giác quan còn lại
Việc ghi nhớ những từ thuộc phạm vi những hiện tượng âm thanh diễn ra nhờ sự hoạt động phức tạp của mỗi loạt những cơ quan chức năng của trẻ điếc: đó là sự hoạt động đồng thời và tác động qua lại của cơ quan thị giác, xúc giác, vận động và cảm giác-rung.
Đặc điểm tư duy tưởng tượng của trẻ khiếm thính
Mất sự tưởng tượng, biểu thị ở chỗ, con người không thể lãng quên tình huống cụ thể, thay đổi nó, cải biến những thành tố riêng biệt của nó, thoát khỏi ảnh hưởng của cái trực tiếp đã có.
Sự khó khăn hiểu được những ẩn dụ, những từ ở nghĩa bóng
Người bị mất ngôn ngữ rất khó nhắc lại một câu trong đó khẳng định điều gì đó trái với điều họ thấy, điều đó trong lĩnh vực tri giác trực tiếp của họ.
Sự hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi cái ý nghĩa cụ thể, nghĩa đen của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới
Tưởng tượng tái tạo - Giúp tầm hiểu biết của trẻ được mở rộng qua giới hạn kinh nghiệm cá nhân, đưa chúng tiếp xúc với kho tàng kinh nghiệm của loài người.