Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG, hinh-7-1-ce1baa5u-trc3bac-ce1bba7a-trc3a1i…
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Hoạt Động 4
1. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo elip gần tròn, dài 993 040 000 km.
Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời cũng là hướng từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ)
Trong quá trình chuyển động, trục Trái Đất luôn nghiêng 66*33' so với mặt phẳng hoàng đạo, người ta gọi đó là chuyển động tịnh tiến.
2, Các hệ quả
2.1 Sự chuyển động biểu kiến
của mặt trời giữa 2 chí tuyến
Do trục Trái Đất nghiêng một góc không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên trong 1 năm, chỉ các khu vực giữa 2 chí tuyến có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
Hàng năm vào ngày 22/6 Trái đất đến một vị trí ở gần mút hoàng đạo gọi là hạ chí, lúc đó đầu phía bắc của trục Trái đất quay về phía Mặt trời. Ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng ở vĩ độ 23027' Bắc (chí tuyến Bắc ) đến 22/12 ngày Đông chí ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng trên mặt đất ở vĩ độ 23027 Nam( chí tuyến Nam).
Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo. Trái đất ở vị trí trung gian ở giữa hai đầu mút hoàng đạo gọi là xuân phân và thu phân. Trục nghiêng Trái đất không quay đầu về phía Mặt trời..
Sự chuyển động ảo giác của Mặt trời trong một năm giữa khu vực nội chí tuyến là chuyển động biểu kiến của Mặt trời (chuyển động nhìn thẳng nhưng không có thực).
2.2 Hiện tượng các mùa hay sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm và hiện tượng ngày, đêm, dài ngắn khác nhau
+Từ ngày 21/3 đến 23/9 nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và đây là mùa nóng của nửa cầu Bắc và là mùa lạnh của nửa cầu Nam.
+Từ ngày 23/9 đến 21/3 của năm sau, nửa cầu Nam lại chúc về phía Mặt Trời nên vào khoảng thời gian này là mùa nóng của nửa cầu Nam và là mùa lạnh của nửa cầu Bắc.
-> Nhờ đó không có nơi nào có khí hậu quá khắc nghiệt.
Theo mùa : Ở Bắc bán cầu
Mùa xuân, mùa hạ: Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông: Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm. Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
Ở Nam bán cầu thì ngược lại.
Theo vĩ độ: Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
2.3 Năm Lịch
Trái Đất chuyển động trọn một vòng trên quỹ đạo (mất đúng 365 ngày 5 giờ 48 phút 56 giây) tạo ra một đơn vị đo thời gian cơ bản là năm thiên văn, làm cơ sở để xây dựng năm lịch (Còn gọi là dương lịch) phổ biến rộng rãi trên thế giới.
+Năm lịch được quy định lấy tròn 365 ngày
+Năm nhuận là năm chia hết cho 4. Mỗi năm quy ước chia làm 12 tháng, số ngày trong tháng không đều nhau và cũng là do quy ước. Năm nhuận sẽ có tháng 2 thêm 1 ngày là 29 ngày.
Trong năm người ta còn chia ra các mùa. Các mùa trong năm cũng thay đổi theo từng vĩ độ. Xích đạo quanh năm nóng.
+Các vĩ độ gần chí tuyến đặc biệt là các vĩ độ ôn đới có biểu hiện 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông)
2.4 Các vành đai khí hậu
Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời còn tạo ra một hệ quả nữa là sự hình thành các vành đai khí hậu theo vĩ độ (các đới khí hậu)
+Ngoài ra Trái Đất còn tham gia vào chuyển động của hệ Trái Đất - Mặt Trăng. Chuyển động này cũng gây ra nhiều hệ quả có liên quan trực tiếp với con người và tự nhiên: sóng triều và là cơ sở để xây dựng âm lịch.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vũ trụ và hệ mặt trời.
Vũ Trụ
Khái niệm
Vũ trụ: vô cùng rộng lớn, không có giới hạn, trong đó có vô vàn vật thể có kích thước khác nhau (được gọi là thiên thể) luôn luôn chuyển động.
Dải ngân hà: Tập hợp khoảng 150 tỉ ngôi sao, dạng thấu kính lồi với đường kính 100 000 năm ánh sáng, dày 12 000 năm ánh sáng. Dải có cấu trúc xoắn ốc, chu kỳ tự quay quanh trục là 180 triệu năm, tốc độ chuyển động đạt tới 250 km/s.
Sao : Các thiên thể có kích thước lớn hơn và tự phát sáng được.
Hành tinh: Các thiên thể có kích thước nhỏ hơn sao gấp nhiều lần, không tự phát sáng được và thường chuyển động quanh các sao.
Vệ tinh: Kích thước nhỏ, có các đặc tính tương tự như các hành tinh. Thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh.
Tiểu hành tinh: Thiên thể có đặc tính như các hành tinh nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Sao chổi và các thiên thạch: Vật thể có kích thước nhỏ, chuyển động có quy luật hay không có quy luật trong không gian vũ trụ.
Nguyên nhân hình thành vũ trụ
Từ vụ nổ lớn cách đây khoảng 15 tỉ năm.
Vật chất cấu tạo nên các thiên thể trong vũ trụ đồng nhất.
Bức xạ tàn dư của vũ trụ sau vụ nổ lớn do vệ tinh vũ trụ Côbe thu được.
Vũ trụ đang giãn nở
Hệ mặt trời
Khái niệm
Hệ mặt trời gồm có mặt trời năm ở trung tâm, chuyển động xung quanh nó là 9 hành tinh, các tiểu hành tinh và các sao chổi.
Mặt trời là một quả cầu khí cháy sáng trong dải Ngân Hà.
Đặc điểm chính
Tất cả các hành tinh đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn.
Các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo theo chiều thuận thiên văn
Mặt phẳng quỹ đọa của các hành tinh gần khớp nhau
Các sao chổi, thiên thạch vẫn biểu hiện quy luật chung
Hướng chuyển động tự quay quanh trục là ngược chiều kim đồng hồ.
Chia các hành tinh trong HMT thành 2 nhóm
Nhóm các hành tinh nội
Nhóm các hành tinh ngoại
Sự hình thành các sao, hành tinh. Nguồn gốc của mặt trời, các hành tinh và Trái Đất.
Sao được hình thành từ một đám mây khí và bụi.
Nguồn gốc của Mặt Trời
Mặt Trời và các thành viên trong hệ Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4.6 tỉ năm từ một đám mây bụi khí rất lớn có bán kính khoảng 10 mũ 3 đơn vị thiên văn.
Khoảng 4.6 tỉ năm trước, do một số nguyên nhân còn chưa được biết, đám mây này đông đặc đủ có lực hấp dẫn đủ lớn và bắt đầu co lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn.
Phần trung tâm co lại thành một quả cầu khí, sau vài triệu năm nhiệt độ nóng lên đã đủ quả cầu khí trở thành Mặt Trời.
Nguồn gốc của các hành tinh và Trái Đất
Từ các khí chứa các hạt bụi và hạt băng
Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất được hình thành.
Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh được hình thành.
Hoạt động 2
: Tìm hiểu Hình dạng và Cấu tạo bên trong Trái Đất
1.Hình dạng, kích thước Trái Đất và hệ quả
Hình dạng, kích thước của Trái Đất
Có dạng hình cầu.
Trái Đất dẹt ở 2 cực nên gọi là một khối elipxoit, dẹt cả ở xích đạo.Tuy nhiên, độ dẹt ở xích đạo rất nhỏ.
Kích thước : Bán kính tb : 63 711 km, Diện tích bề mặt : 510 200 000km2, Thể tích 1083.10^12
Hệ quả chính
Làm cho bề mặt thường xuyên có một nửa được chiếu sáng và một nửa nằm trong bóng tối.
Làm cho các tia sáng song song của Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất ở các vĩ độ khác nhau dưới các góc khác nhau(còn gọi là góc nhập xạ). Hiện tượng đó sinh ra trường nhiệt có sự giảm dần theo hướng từ xích đạo về hai cực
Mặt phăng xích đạo chia thành 2 nửa Nam Bắc và đối xứng nhau. Nhiều hiện tượng tự nhiên đối xứng và trái ngược nhau ở hai nửa cầu này.
Càng lên cao,Cách xa mặt đất,tầm nhìn của con người về phía chân trời càng mở rộng.
TĐ tuy có thể tích nhỏ nhưng lại chứa một lượng vật chất tối đa.Vật chất càng vào trung tâm càng bị nén chặt và TĐ có sự phân chia thành nhiều lớp đồng tâm.
Nhờ có kích thước và khối lượng trung bình so với các hành tinh khác mà Trái Đất đã giữ được một lớp khí quyển vừa phải, thành phần thích hợp đủ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự sống hình thành, tồn tại,phát triển.
2.Cấu tạo bên trong của Trái Đất
3 Lớp
Lớp vỏ
Lớp trên cùng, chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng của TĐ
Vỏ TĐ chứa thành phần hóa học : nguyên tố Silic và Al
Trên lục địa, vỏ có độ sâu tb từ 30-40km ở miền núi có thể lên tới 70-80 km. Dưới Đại Dương , dày 6-15km
Bao Manti
Chiếm 83% thể tích, 68,5% khối lượng
KhOảng cách từ vỏ TĐ tới độ sâu 2900km
Thành phần : Đá siêu Bazơ giàu các axit mangan, sắt, silic
Nhiệt độ : từ 500 độ C ở lớp trên đến 2000-2500 độ C ở nơi tiếp xúc với nhân
Trong đk nhiệt độ cao,áp suất cao, vật chất trong bao Manti ở trạng thái dẻo quánh nên có sự đối lưu vật chất
Nơi bắt nguồn của quá trình kiến tạo và mắc ma
Nhân Trái Đất
Là phần trung tâm
Chiếm 16% thể tích nhưng lại chiếm khoảng 31% khối lượng
Được phân : Nhân ngoài từ 2900km tới độ sâu 5100km, nhân trong từ 5100km tới tâm TĐ
Trong Tâm : áp suất lên 3,5 triệu atmotphe, nhiệt độ khoảng 5000 độ C. Vật chất cấu tạo của nhân là Silic, sắt, và chuyển động không ngừng. Đây là nguyên nhân làm cho TĐ có từ tính .
Tìm hiểu một số thành phần về lớp vỏ địa lí
Các lục địa và Đại dương
Các lục địa gồm
Lục địa Á Âu
Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Nam Cực
Ôxtraylia
Các đảo ven lục địa
Các Đại dương
Thái Bình dương
Bắc Băng dương
Đại Tây dương
Ấn Độ dương
SÔNG
dải sông dốc, một chiều
một số khái niệm về các dạng địa hình
Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.
cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh
đồng bằng là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối bằng phẳng
Trung du là là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối
Khí quyển
Thành phần của không khí
khô, trong, không mùi, không màu
gồm N và O2
Cấu trúc của khí quyển
Tầng đối lưu
Tầng bình lưu
Các tầng cao của khí quyển
thời tiết và khí hậu
Các đới và kiểu khí hậu
Loại khí hậu
Nhiệt đới ẩm
Á nhiệt đới
ôn đới
hàn đới
Cực đới
Kiểu khí hậu
Khí hậu xích đạo
A xích đạo
Nhiệt đới
Á nhiệt đới
Ôn đới
Á cực
Cực
Hoạt Động 3: Tìm hiểu vận động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả
Hệ vận động tự quay quanh trục
Trái đất tự quay một vòng xung quanh trục hệt một ngày đêm ( trung bình 24 giờ)
Vận tốc tự quay của Trái Đất theo chiều thuận thiên văn, nói cách khác, nó tự quay theo chiều từ tây sang đông
Vận tốc tự quay của Trái Đật ở các vĩ độ là khác nhau và theo hướng giảm dần từ xích đạo về cực. V=464m/s
Các hệ quả
Hiện tượng ngày đêm
Do có sự phối hợp giữa hình tượng và hiện tượng quay quanh trục nên trên bề mặt Trái đất của chúng ta có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục
Giờ địa phương
Trái đất tự quay theo chiều từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy Mặt trời ở các vị trí khác nhau.
Ngoài ra do Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ số 0 trùng với khu vực số 24 nhưng ở hai ngày khác nhau
Tạo ra cơ sở để hình thành hệ thống kinh tuyến-vĩ tuyến trên Trái Đất
Giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất với các mặt phẳng chứa trục là các kinh tuyến
Mặt xích đạo đi qua tâm trái đất và vuông góc với trục trái đất cắt các bề mặt trái đất theo một đường tròn lớn
Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động theo hướng kinh tuyến
Tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều chịu một sự lệch hướng về bên phải ở nửa cầu Bắc và bên trái đối với nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.