Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Câu 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, Câu 15. Quyền của trẻ em,…
Câu 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường
Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.
Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non; hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục
Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và Trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Câu 15. Quyền của trẻ em
Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.
Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.
Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
Được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.
Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.
Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 7. Hoạt động của hội đồng trường công lập
Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh
Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản
Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên
Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường
Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp
Câu 11. Nhiệm vụ của giáo viên
Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường
Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho cha mẹ; phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp
Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Câu 12. Quyền của giáo viên, nhân viên
Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được
hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 16. Nhiệm vụ của trẻ em
Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.
Thực hiện các quy định của trường mầm non.
Câu 6. Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường công lập
Thành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên; đại diện các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em
Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người
Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập
Câu 3. Các loại hình của trường mầm non
Trường mầm non công lập: do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động
Trường mầm non dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường mầm non tư thục: do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Câu 8. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì phải có một tổ phó.
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên ; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau
Câu 9. Quy định về nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: Số lượng trẻ tối đa trong 1 nhóm trẻ được quy định như sau:
Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b) Đối với lớp mẫu giáo: số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau
Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ em;
Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ em;
Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ em
Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau
Câu 14. Hành vi, ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên
Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên: không được làm những điều sau
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
đ) Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
e) Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
Trang phục của giáo viên, nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và yêu cầu trang phục công sở.